Để có 1 em bé khoẻ mạnh, bố mẹ cần chú ý một số biểu hiện về các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Chậm nói ở trẻ có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình phát triển, nhưng cũng có thể là biểu hiện sớm của các rối loạn về ngôn ngữ, phát triển thần kinh hoặc tâm lý. Việc phân biệt hai nhóm này là điều rất quan trọng để can thiệp kịp thời.
Chậm nói đơn thuần là gì?
Đây là tình trạng trẻ phát triển ngôn ngữ chậm hơn bạn bè cùng trang lứa nhưng không kèm theo bất thường khác. Trẻ vẫn phát triển bình thường về vận động, nhận thức, cảm xúc và tương tác xã hội.

Thường gặp ở trẻ:
Sống trong môi trường ít giao tiếp (người lớn nói ít, dùng thiết bị công nghệ nhiều).
Có người thân trong gia đình từng chậm nói nhưng không ảnh hưởng trí tuệ.
Sinh non nhẹ cân, hoặc song sinh nhưng vẫn phát triển tốt sau 2 tuổi.
Điểm mấu chốt:
Dù chậm nói nhưng trẻ vẫn hiểu lời người lớn, làm theo được yêu cầu đơn giản, phản ứng linh hoạt với môi trường.
Trẻ có xu hướng bù đắp bằng cử chỉ, ánh mắt, nét mặt để giao tiếp.

Chậm nói đơn thuần là tình trạng trẻ nói chậm hơn so với các cột mốc trên nhưng vẫn phát triển bình thường ở các mặt khác, bao gồm:
Dấu hiệu của chậm nói đơn thuần |
---|
Trẻ vẫn nghe tốt, phản ứng với âm thanh, gọi tên |
Trẻ hiểu lời nói, làm theo được mệnh lệnh đơn giản |
Biết giao tiếp bằng cử chỉ như chỉ trỏ, lắc đầu, gật đầu |
Có nhu cầu giao tiếp: biết nhờ, gọi, bày tỏ cảm xúc qua nét mặt, hành động |
Không có hành vi lặp lại bất thường, vẫn chơi tương tác với người khác |
Vốn từ tăng chậm, nhưng có tiến bộ theo thời gian nếu được nói chuyện, khuyến khích đúng cách |

Tổng kết phân biệt
Tiêu chí | Chậm nói đơn thuần | Chậm nói cần thăm khám |
---|---|---|
Khả năng hiểu lời nói | Có – làm theo yêu cầu đơn giản | Kém – không hiểu lời nói, không phản ứng |
Khả năng giao tiếp bằng cử chỉ | Tốt – chỉ tay, gật/lắc đầu, nhìn chăm chú | Kém – không biết chỉ, không thể hiện nhu cầu rõ ràng |
Mục đích nói chuyện | Có nhu cầu giao tiếp, chia sẻ | Không chủ động, không có nhu cầu giao tiếp |
Tương tác xã hội | Có – thích chơi với người khác | Kém – chơi một mình, tránh tiếp xúc mắt |
Nghe – phản ứng với âm thanh | Bình thường | Có thể bị giảm hoặc không phản ứng tiếng gọi |
Thái độ học hỏi – bắt chước | Biết bắt chước hành động, cử chỉ | Không biết bắt chước |
Hành vi bất thường | Không có hoặc rất nhẹ | Có – lặp đi lặp lại, kỳ lạ, nhạy cảm quá mức |
Tiến bộ theo thời gian | Có – nếu được nói chuyện, can thiệp sớm | Chậm hoặc không cải thiện nếu không được điều trị sớm |
Các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ
Độ tuổi | Kỹ năng ngôn ngữ kỳ vọng |
---|---|
0 – 3 tháng | Phản ứng với tiếng ồn lớn (giật mình), quay đầu về hướng có tiếng nói; bắt đầu phát âm các âm thanh gừ gừ. |
4 – 6 tháng | Bắt đầu bập bẹ đơn âm (a, ê, ư…), nhận ra giọng nói quen thuộc, phản ứng khi gọi tên. |
6 – 9 tháng | Bắt chước âm thanh, phát ra âm đôi như "ba", "ma", hiểu được từ “không” hoặc tên quen thuộc. |
9 – 12 tháng | Biết dùng cử chỉ để giao tiếp (vẫy tay, chỉ tay), bắt đầu nói 1–2 từ có nghĩa như “mẹ”, “bà”. |
12 – 18 tháng | Có thể nói 5–10 từ đơn có nghĩa; hiểu mệnh lệnh đơn giản như “lại đây”, “đưa mẹ”. |
18 – 24 tháng | Vốn từ khoảng 20–50 từ; nói được câu 2 từ như “bánh ăn”, “mẹ bế”, bắt đầu hỏi "cái gì?". |
24 – 30 tháng | Nói câu 2–3 từ, hiểu mệnh lệnh 2 bước, vốn từ vựng tăng nhanh (tới 200 từ). |
30 – 36 tháng | Nói câu hoàn chỉnh đơn giản 3–5 từ, người lạ bắt đầu hiểu 50–75% những gì bé nói. |

Khi nào nên cho trẻ đi khám sớm?
1. Trẻ 18 tháng chưa bập bẹ từ đơn
2. Trẻ 24 tháng chưa nói được ít nhất 10 từ
3. Trẻ 30 tháng chưa nói được câu 2 từ hoặc chỉ nói những câu vô nghĩa, lặp lại
4. Có bất kỳ dấu hiệu thiếu giao tiếp, mất tương tác xã hội nào kể trên
Bài cùng chuyên mục
Mỹ nhân U70 Trần Mỹ Phượng giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp nhờ thói quen đơn giản mỗi sáng
Ai cũng chỉ đoán mỹ nhân này ngoài 40 tuổi là cùng. Nhưng không, bà đã 69 tuổi.
Rúng động Australia: Bắt thầy giáo xâm hại 8 trẻ em, từ 5 tháng đến 2 tuổi tại trường mẫu giáo
Đối tượng đã xâm hại tình dục 8 trẻ em khi làm việc tại một trường mẫu giáo tư thục.
Bác sĩ nhi khoa chia sẻ 3 điều cần biết khi chọn sữa công thức cho bé yêu
Dù là lần đầu làm cha mẹ hay đã có kinh nghiệm, có rất nhiều lý do khiến bạn cân nhắc việc cho bé ăn sữa công thức.
Bộ Công an thông tin về vụ sữa giả HIUP và dầu giả OFood đang điều tra
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết cơ quan công an đang mở rộng điều tra 2 vụ án nêu trên.
Meghan ra mắt rượu vang vào sinh nhật Công nương Diana gây tranh cãi lớn
Meghan Markle gây tranh cãi dữ dội khi ra mắt rượu vang vào đúng sinh nhật Công nương Diana: "Vô cảm hay cố ý?".
Tôi không mua quần áo suốt 142 ngày và đây là cách tôi trở nên sáng suốt hơn trong từng quyết định chi tiêu
Đã 142 ngày trôi qua kể từ lần cuối tôi mua một món quần áo nào đó. Không phải vì tôi nhịn mặc đẹp, cũng chẳng phải vì tôi bận đến mức quên mua sắm. Mà là vì tôi đã học được cách hiểu bản thân mình – để không mua theo cảm xúc, không tiêu vì áp lực xu hướng.