Rửa bát không đơn thuần là một hành động mang tính vệ sinh, mà thực chất là một bước cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sức khỏe gia đình. Khi bát đũa - vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được xử lý đúng cách, vi khuẩn, hóa chất và nấm mốc có thể trở thành mối nguy lớn cho hệ tiêu hóa, miễn dịch.
Những sai lầm này không chỉ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc, viêm nhiễm, thậm chí cả ung thư.

Rửa bát kiểu này khác gì "đầu độc" cả nhà mỗi ngày
1. Bát đũa chưa khô đã cất vào tủ
Một trong những sai lầm phổ biến nhất ở các gia đình đó là cất bát đũa khi vẫn còn ướt hoặc xếp chồng lên nhau ngay sau khi rửa. Khi đó, vi khuẩn, nấm mốc sẽ sinh sôi với tốc độ chóng mặt... trong tủ bếp.
Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã thực hiện một thí nghiệm cho thấy: Lượng vi khuẩn trên bát đũa được xếp chồng khi còn ướt có thể cao gấp 70 lần so với những dụng cụ được lau khô và để tách riêng. Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy kéo dài...
Để đảm bảo an toàn, sau khi rửa xong, bát đũa cần được để ráo hoặc lau khô bằng khăn sạch trước khi cất. Đồng thời, hạn chế tối đa việc xếp chồng khi chưa thật sự khô.

Cất bát đũa khi chưa khô có thể gây ra những mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe.
2. Không thay giẻ rửa bát định kỳ
Giẻ rửa bát là vật dụng được sử dụng hàng ngày, nhưng cũng là nơi tích tụ hàng triệu vi khuẩn nếu không được vệ sinh hoặc thay mới định kỳ. Nhiều gia đình có thói quen dùng chung một chiếc giẻ cho việc rửa bát, lau bàn, lau bếp, thậm chí cả thớt. Và có những chiếc giẻ được dùng tới vài tháng, thậm chí cả năm mà không thay.
Thực tế, nhà bếp là môi trường có độ ẩm cao và thường xuyên dính dầu mỡ. Trong điều kiện đó, giẻ rửa bát rất dễ trở thành ổ chứa vi khuẩn như E.coli, Salmonella, thậm chí cả aflatoxin - một loại độc tố có thể gây ung thư gan.
Lời khuyên của các chuyên gia là hãy phân loại giẻ sử dụng trong bếp: Riêng cho bát đũa, riêng cho mặt bàn, riêng cho bếp nấu. Đồng thời, giặt sạch mỗi ngày và thay mới ít nhất 1 tuần/lần để đảm bảo vệ sinh.

Giẻ rửa bát nếu không sử dụng đúng cách cũng gây nguy hại cho sức khỏe.
3. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa
Nhiều người tin rằng đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa sẽ giúp tẩy rửa nhanh hơn, sạch hơn, đặc biệt khi bát đĩa dính nhiều dầu mỡ. Nhưng thực tế, cách làm này không chỉ gây lãng phí mà còn để lại dư lượng chất tẩy rửa cao trên bề mặt của chúng.
Nếu không tráng kỹ, xà phòng còn sót lại sẽ theo đường miệng vào cơ thể, lâu dần có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, thậm chí là nhiễm độc mãn tính nếu tích tụ lâu dài. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, nhóm người có hệ miễn dịch yếu.
Thay vào đó, bạn nên hòa loãng nước rửa bát trong một chậu nhỏ rồi nhúng giẻ để rửa. Cách này vừa tiết kiệm, vừa an toàn hơn. Nếu lo ngại hóa chất, bạn có thể dùng thêm các chất tẩy rửa tự nhiên như chanh, baking soda, vỏ cam, vỏ bưởi hoặc nước vo gạo.
4. Ngâm bát đũa bẩn quá lâu, vô tình “nuôi dưỡng” ổ vi khuẩn
Sau bữa ăn, nhiều người vì mệt mỏi hoặc bận rộn đã quen với việc để nguyên chậu bát đĩa bẩn và đợi đến hôm sau mới rửa. Thói quen này tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Bởi các vi sinh vật truyền bệnh trong đường ruột của con người như Salmonella, Proteus… rất dễ bám vào bát đũa đã qua sử dụng.
Sau khoảng 4 giờ ngâm bát chưa rửa, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng. Một số loại thậm chí không thể loại bỏ chỉ bằng cách rửa thông thường. Nếu để lâu mà không cọ rửa kỹ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
Bài cùng chuyên mục
Chỉ một miếng khăn giấy – rau củ trong tủ lạnh vẫn “sống khỏe” cả tuần, không úa, không hỏng!
Bí quyết giữ rau tươi cả tuần: Chỉ cần thêm một vật tưởng như ai cũng có!
Danh sách 13 loại mỹ phẩm trong đường dây làm giả vừa bị triệt phá, ai đã mua sử dụng cần ngừng ngay!
Hàng loạt sản phẩm trị mụn, khử mùi giả các nhãn hiệu được quảng cáo rầm rộ trên Shopee, TikTok, khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang: Liệu mình đã mua và sử dụng những sản phẩm nguy hiểm này?
Rau củ an toàn cho sức khỏe: 15 Lọai ít tồn dư thuốc trừ sâu nhất
Thực trạng các loại rau củ quá chứa hóa chất đặt người tiêu dùng vào thế bị động, khó kiểm soát chất lượng thực phẩm mình sử dụng.
Đến năm 40 tuổi tôi mới nhận ra 5 món đồ vẫn mua hằng tháng khiến chi tiêu leo thang mà không hề hay biết!
Nhiều khoản chi tiêu hằng tháng tưởng chừng nhỏ nhưng cộng dồn lại chính là thủ phạm âm thầm bào mòn ngân sách.
Căn hộ tối giản đậm chất sống an yên giữa lòng Hà Nội của đôi vợ chồng trung niên: Gọn gàng, đủ đầy và ấm áp đến từng góc nhỏ
Trong không gian ngập tràn ánh sáng tự nhiên và sắc gỗ trầm, từng chi tiết đều là lựa chọn có chủ đích của vợ chồng cô Hoàng Yến - nơi thiết kế và ký ức cùng hòa làm một để tạo nên một tổ ấm nhẹ nhàng, thư thái.
Nghiên cứu Harvard về hạnh phúc: 3 Đặc điểm giúp trẻ thành công và khỏe mạnh
Hạnh phúc không đến từ sự giàu có hay danh tiếng, mà nằm ở chất lượng các mối quan hệ và cách chúng ta kết nối với người khác.