Cầu Hiền Lương Quảng Trị trở thành điểm đến hot dịp 30/4

17/04/2025 09:30 (GMT+7)

Còn 2 tuần nữa mới tới kỳ nghỉ lễ 30/4 nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây, nhiều gia đình đã "rục rịch" triển khai kế hoạch du lịch nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam. Và cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (Quảng Trị) là một trong những nơi "hot" hơn bao giờ hết.

Đưa con đi thăm cầu Hiền Lương kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: "Tiết học" lịch sử chưa bao giờ lắng đọng hơn thế!

Nhiều bạn trẻ, nhiều bậc phụ huynh đã cùng con tới thăm điểm chia cắt 2 miền Nam - Bắc, nơi thế hệ cha ông đã nằm xuống, để chúng ta được sống trong hòa bình, trong tự do như ngày hôm nay. Cùng chung không khí của ngày hội thống nhất, Nguyên Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến cũng đưa con gái tới nơi này, ông cùng con vừa đi bộ dọc cây cầu, vừa nói chuyện về lịch sử, về công lao - máu, nước mắt của thế hệ cha ông, và giá trị của 2 tiếng hòa bình.

"Chúng ta chỉ mất khoảng 2 phút để chạy qua chiếc cầu này nhưng ông cha ta đã phải trải qua 21 năm dài đằng đẵng để nối 2 bên bờ nơi đây", nhiều bạn trẻ thốt lên khi tới thăm cây cầu lịch sử.

Cây cầu
Cây cầu

Nguyên Chủ tịch FPT Software - Hoàng Nam Tiến cùng con gái ghé thăm cầu Hiền Lương (Nguồn: @hoangnamtien)

Cây cầu
Cây cầu
Cây cầu

Cầu Hiền Lương rực màu cờ Tổ quốc trước thềm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (Nguồn: @nghiale8300, @haii.enn_56)

Cây cầu
Cây cầu
Cây cầu

Đến cầu Hiền Lương để thấy vẻ đẹp của hòa bình (Nguồn: @demenduky)

Cầu Hiền Lương - Cây cầu "dài nhất lịch sử", chứng tích cho 21 năm đấu tranh thống nhất đất nước

Cầu Hiền Lương được Pháp xây dựng năm 1952, là nơi đã chứng kiến nỗi đau chia cắt 2 miền Nam - Bắc và những sự kiện lịch sử gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đây được mệnh danh là "cây cầu dài nhất trong lịch sử" vì phải mất tới 21 năm, chúng ta mới sang được tới bờ bên kia.

Sau khi hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20/7/1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 sông Bến Hải làm ranh giới để chờ đến tháng 7/1956 tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.

Trên cầu Hiền Lương từng diễn ra "cuộc chiến màu sơn" quyết liệt, một nửa cây cầu ở bờ Nam được sơn màu gì thì phía bờ Bắc sẽ sơn lại cùng màu đó, với khát vọng thống nhất đất nước. "Cuộc chiến màu sơn" kéo dài đến năm 1960 thì giữ nguyên 2 màu xanh - vàng.

Năm 1967, cầu Hiền Lương bị bom Mỹ đánh sập, cùng nhiều biến cố khác do sự phá hoại của các thế lực thù địch, phải đến năm 1975 - tức 21 năm sau, đôi bờ Nam-Bắc mới được nối liền, đánh dấu mốc son đất nước hoàn toàn thống nhất.

Cây cầu "dài nhất trong lịch sử" trở thành điểm đến hot dịp 30/4: Chúng ta chỉ mất 2 phút để chạy qua, nhưng ông cha ta mất đến 21 năm để nối liền đôi bờ Nam-Bắc!- Ảnh 9.

Cầu Hiền Lương được phục dựng sau ngày đất nước thống nhất. Năm 2014, lần đầu tiên cầu Hiền Lương được sơn lại 2 màu xanh - vàng ở kết cấu khung thép, theo đúng màu sắc cầu trong lịch sử khi đất nước chưa thống nhất

Cây cầu "dài nhất trong lịch sử" trở thành điểm đến hot dịp 30/4: Chúng ta chỉ mất 2 phút để chạy qua, nhưng ông cha ta mất đến 21 năm để nối liền đôi bờ Nam-Bắc!- Ảnh 10.

Vạch sơn trắng dày 10cm - ranh giới chia cắt 2 miền Nam, Bắc (Nguồn: @truongngo1988)

2 điểm đến khác ở Quảng Trị in đậm dấu ấn lịch sử, phụ huynh có thể đưa con tới

Ngoài cầu Hiền Lương vắt qua sông Bến Hải - nơi hot nhất lúc này, nếu tới Quảng Trị, đừng quên ghé thăm 2 điểm đến khác, cũng là những nơi ghi dấu bao mồ hôi xương máu của ông cha ta trong cuộc chiến giành hòa bình.

1 - Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, là một công trình kiến trúc quân sự quan trọng. Nơi đây đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, đặc biệt là cuộc chiến 81 ngày đêm khốc liệt vào mùa hè năm 1972.

Thành được xây theo kiểu Vauban với hình vuông, có hào bao quanh và các cổng ra vào. Hiện nay, nhiều đoạn tường thành, cổng và các di tích bên trong vẫn còn được bảo tồn.

Cây cầu
Cây cầu
Cây cầu
Cây cầu

Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị là biểu tượng cho tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây còn là nghĩa trang chung, nơi yên nghỉ của hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến 81 ngày đêm.

2 - Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh

Hệ thống địa đạo Vịnh Mốc và các làng hầm khác ở Vĩnh Linh được xây dựng từ những năm 1960 để tránh bom đạn của địch trong thời kỳ chiến tranh.

Đây là một công trình ngầm đồ sộ với nhiều nhánh, ngõ ngách, có cả hội trường, bếp ăn, giếng nước, trạm xá, nhà hộ sinh... Các làng hầm khác cũng được xây dựng kiên cố, đảm bảo cuộc sống của người dân trong điều kiện chiến tranh ác liệt.

Cây cầu
Cây cầu
Cây cầu
Cây cầu
Cây cầu

Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh

Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh là minh chứng cho sự sáng tạo, ý chí tự lực tự cường và tinh thần bám trụ kiên cường của người dân Quảng Trị. Đây là một kỳ quan dưới lòng đất, thể hiện sức mạnh phi thường của con người trong cuộc chiến tranh.

Cây cầu "dài nhất trong lịch sử" trở thành điểm đến hot dịp 30/4: Chúng ta chỉ mất 2 phút để chạy qua, nhưng ông cha ta mất đến 21 năm để nối liền đôi bờ Nam-Bắc! - Ảnh 8.

Bài cùng chuyên mục