Thạc sĩ Hoàng Quốc Lân, Chuyên gia tâm lý lâm sàng (Bệnh viện Đa khoa Phương Đông) cho biết hiện nay người trẻ chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Đến khi kết hôn, nhiều người trong số họ không thích ứng được cuộc sống mới, đặc biệt là việc điều chỉnh mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu của chị em phụ nữ. Điều này, khiến cho không ít bạn nữ rơi vào trầm cảm nặng phải điều trị.
Trong quá trình khám và điều trị, chuyên gia tâm lý Quốc Lân đã từng gặp khá nhiều bạn nữ trẻ tuổi, mới kết hôn được hơn 1 năm đã phải điều trị trầm cảm.
Điển hình là trường hợp của cô gái trẻ Thu Phương (tên nhân vật đã thay đổi), 26 tuổi. Bước vào cuộc hôn nhân. cô gái trẻ đầy mộng mơ đã bị tạt những gáo nước lạnh. Trước khi yêu, cô được chồng chiều chuộng mọi thứ. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, mọi chuyện đã xoay chiều.
Thu Phương sống chung với gia đình chồng, mẹ chồng kiểm soát cuộc sống của 2 vợ chồng rất khắt khe, từ chuyện ăn uống đến chi tiêu…
Khi cô sinh con, mẹ chồng lại quản cả việc chăm sóc con bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt. Có lúc, cô cảm giác mẹ đang trách móc cô không biết chăm con.

Chuyên gia tâm lý Quốc Lân đang tư vấn cho một trường hợp bệnh nhân.
Chuyên gia tâm lý Lân cho hay cô gái trẻ từng chia sẻ: “Mẹ chồng quyết định hết mọi thứ, còn chồng thì lại nghe mẹ răm rắp. Em thấy mình không có tiếng nói trong chính gia đình của mình. Em thấy bất lực và chán nản”.
Ban đầu, Thu Phương có dấu hiệu căng thẳng, khó ngủ, chán ăn, rồi dần dần mất hẳn động lực. Thu Phương lúc nào cũng thấy mình vô dụng, không muốn sống, có ý định tự tử nhưng được gia đình phát hiện kịp thời và đưa đi khám.
Theo chuyên gia tâm lý Lân, khi tới khám, bệnh nhân gần như kiệt sức về mặt tinh thần, không có động lực sống. Bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm nặng.
Bệnh nhân được điều trị liệu pháp trị liệu cá nhân (Liệu pháp nhận thức hành vi - CBT) để giúp nhận thức rõ về giá trị bản thân và học cách đặt ranh giới. Điều này, giúp cô thay đổi nhận thức đang méo mó, tiêu cực về hình ảnh bản thân.
Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý cũng can thiệp theo hướng hệ thống gia đình. Tức là bác sĩ không chỉ làm việc với bệnh nhân mà còn gặp gỡ các thành viên khác, nhất là chồng và mẹ chồng.
Theo chuyên gia tâm lý Lân, quá trình này đã giúp từng thành viên trong gia đình chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình, để họ hiểu rõ hơn về góc nhìn của nhau.
Chuyên gia tâm lý còn kết hợp các hoạt động trải nghiệm như: các trò chơi tâm lý hay những bài tập đơn giản để tạo không khí thư giãn. Khi cảm xúc được bày tỏ một cách nhẹ nhàng, không khí căng thẳng cũng dần dịu đi, giúp các thành viên dễ dàng kết nối lại với nhau.
Sau khoảng 3-4 tháng, với sự kiên trì và hỗ trợ từ gia đình, bệnh nhân dần lấy lại sự tự tin, thiết lập được ranh giới một cách khéo léo mà không làm rạn nứt mối quan hệ với mẹ chồng.
Tình trạng trầm cảm của Thu Phương cải thiện đáng kể và quan trọng hơn là người vợ trẻ đã tìm được tiếng nói của mình trong gia đình.
Cần có góc nhỏ cho riêng mình
Thạc sĩ Hoàng Quốc Lân cho hay, sống chung với gia đình chồng đúng là một thử thách với những nàng dâu mới, nhất là khi có khác biệt về lối sống và suy nghĩ. Nhiều nàng dâu cảm thấy cô đơn, lạc lõng, thậm chí là có nhiều cảm xúc tiêu cực khác.
Để có thể duy trì mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu tốt đẹp, chuyên gia tâm lý khuyên chị em phụ nữ dù sống chung với gia đình chồng thì vẫn nên có một góc nhỏ cho riêng mình thư giãn, đọc sách, hoặc tập thể dục… làm điều mình thích.
“Đây sẽ là nơi giúp các nàng dâu “sạc lại năng lượng” sau những giờ phút căng thẳng. Ví dụ, tôi có người quen đã dành một góc ban công để trồng cây và thiền định mỗi sáng, giúp chị ấy cảm thấy bình yên hơn, hạnh phúc hơn”, thạc sĩ Hoàng Quốc Lân nói.
Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng cần duy trì các mối quan hệ ngoài gia đình, đừng chỉ xoay quanh chồng và gia đình chồng. Hãy giữ liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp, gia đình ruột thịt. Những cuộc trò chuyện này rất quan trọng, giúp mọi người cảm thấy được kết nối và không bị cô lập. Chẳng hạn như chị em có thể tham gia một lớp học yoga cùng bạn bè, điều này không chỉ giúp mọi người có sức khỏe tốt hơn mà còn mở rộng mối quan hệ xã hội.
Chuyên gia tâm lý cũng khuyên chị em thay vì tập trung vào sự khác biệt và mâu thuẫn, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, tìm những điểm tốt ở gia đình chồng. Hãy chủ động tham gia các hoạt động chung như nấu ăn, xem phim hoặc đi du lịch cùng gia đình chồng để giúp giảm cảm giác lạc lõng và tăng sự gắn kết.
Cuối cùng, nếu thấy bản thân có dấu hiệu bất thường, tâm lý không ổn, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ, thạc sĩ Hoàng Quốc Lân nói.
Bài cùng chuyên mục
5 mẫu giày xinh như mộng được phụ nữ Pháp thường xuyên đi trong mùa hè, giúp làm đẹp cả set trang phục
Chưa biết sắm những mẫu giày nào cho mùa hè, chị em hãy tham khảo phụ nữ Pháp.
Tục ăn trứng vào Thanh minh: Cầu phúc, xua điềm dữ, đón may
Trong dịp Thanh minh, người Trung Quốc thường ăn nhiều món tốt lành để cầu phúc. Người dân thường truyền tai nhau rằng: "5 món không ăn, phúc khí chẳng vào nhà". Vậy vào ngày 4/4, người Trung Quốc thường ăn gì để cầu may?
Tuổi 18 của Lý Yên: Cô bé hở hàm ếch năm xưa giờ đã là thiếu nữ xinh đẹp, tự tin theo đuổi sở thích
Trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật với vô số nỗi đau nhưng sự tự tin chưa bao giờ biến mất trong cuộc đời Lý Yên.
CỰC NÓNG - Phạm Thoại thông báo kết quả kiểm toán vụ ủng hộ mẹ bé Bắp
Nam TikToker khẳng định số tiền mạnh thường quân ủng hộ để chữa bệnh cho bé Bắp được sử dụng đúng mục đích.
Ở tuổi U40 tôi khuyên sống tối giản: Ngừng mua đồ vô bổ
Đây là danh sách "nói không" trong năm 2025 mà tôi đang thực hiện.
"Hoa hậu đẹp nhất" cũng phải nhờ đến "dao kéo" để tìm sự hoàn hảo, thay đổi một vị trí nâng cao tầm nhan sắc
"Đẹp tự nhiên mà không tự nhiên đẹp", bởi thẩm mỹ đẹp nhất là chỉnh sửa thuận theo vẻ đẹp tự nhiên...