Dấu hiệu thiếu vitamin xuất hiện trên khuôn mặt: Đừng chủ quan với sức khỏe của bạn

12/07/2025 11:20 (GMT+7)

Gương mặt "tố cáo" sức khỏe: Đừng chủ quan với những dấu hiệu bất thường

Khuôn mặt được ví như "tấm gương" phản ánh tình trạng sức khỏe một cách nhanh chóng và nhạy bén. Khi cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng nhất định, nhiều dấu hiệu bất thường có thể xuất hiện trên khuôn mặt. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về da hay triệu chứng mệt mỏi mà còn là lời cảnh báo về sự mất cân bằng dinh dưỡng và rối loạn chức năng bên trong cơ thể.

Suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng hay thiếu hụt vitamin, tất cả đều có thể biểu hiện qua những thay đổi ở mắt, miệng, da... trên khuôn mặt. Nếu nhận thấy những dấu hiệu khác thường, chúng ta không nên chủ quan mà cần xem xét lại chế độ ăn uống, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tổng quát của bản thân.

Cơ thể đang thiếu vitamin, trên khuôn mặt sẽ xuất hiện những dấu hiệu này: Đừng chủ quan mà suy kiệt sức khỏe- Ảnh 1.

Dấu hiệu thiếu vitamin A: Khô mắt, quáng gà và đỏ mắt

Theo giới y khoa, một trong những dấu hiệu điển hình xuất hiện trên khuôn mặt là các vấn đề về mắt do thiếu vitamin A. Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì chức năng và sự phát triển của tế bào mắt cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Việc thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến các triệu chứng như khô mắt, quáng gà và đỏ mắt.

Khi thiếu vitamin A, tuyến lệ không tiết đủ nước mắt khiến niêm mạc bị khô và dễ bị kích ứng gây đỏ mắt. Trong trường hợp nghiêm trọng, các mô chết tích tụ trên niêm mạc kết mạc có thể tạo thành những đốm trắng trên lòng trắng của mắt. Lúc này, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bí đỏ, cà chua bi và trà quyết minh là rất cần thiết.

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12: Nứt nẻ da quanh miệng, viêm khóe miệng

Vitamin B2 (riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa của cơ thể. Thiếu hụt vitamin B2 khiến quá trình trao đổi năng lượng bị gián đoạn, gây sưng đỏ, nứt nẻ vùng da quanh miệng và viêm khóe miệng, dẫn đến đau rát môi.

Những người ăn chay hoặc trẻ em trong giai đoạn phát triển có nguy cơ thiếu hụt vitamin B2 cao hơn nên cần đặc biệt lưu ý. Do vitamin B2 không được dự trữ trong cơ thể nên cần bổ sung thường xuyên qua các thực phẩm như sữa, pho mát, trứng, natto và rau bina.

Cơ thể đang thiếu vitamin, trên khuôn mặt sẽ xuất hiện những dấu hiệu này: Đừng chủ quan mà suy kiệt sức khỏe- Ảnh 2.

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B6: Ngứa, phát ban da

Một loại vitamin khác cũng cần được chú ý là vitamin B6 (pyridoxine), thiếu hụt vitamin này có thể gây ngứa da và phát ban. Vitamin B6 tham gia vào quá trình tổng hợp protein và collagen. Do đó, thiếu hụt vitamin B6 khiến da dễ bị nổi mụn. Vitamin B6 có nhiều trong thịt, cá, gia cầm, cũng như chuối, các loại hạt, ngô, hạt hướng dương, các loại đậu, rau bina và cà rốt.

Dấu hiệu thiếu vitamin B7: Mắt đỏ, lưỡi đỏ

Việc thiếu vitamin B7 sẽ khiến hệ thần kinh không được hỗ trợ kịp thời dẫn đến mệt mỏi, ủ rũ, buồn chán thậm chí là trầm cảm. Nhiều người bị chán ăn, mất ngủ thậm chỉ là xuất hiện ảo giác khi bị thiếu vitamin hụt B7.

Ngoài ra, một số dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu vitamin B7 đó là mắt đỏ, lưỡi đỏ và sưng đau. Các cơ cũng có dấu hiệu đau nhức không rõ nguyên nhân. Đôi khi, thiếu hụt biotin còn dẫn đến tê tay chân.

Cơ thể đang thiếu vitamin, trên khuôn mặt sẽ xuất hiện những dấu hiệu này: Đừng chủ quan mà suy kiệt sức khỏe- Ảnh 3.

Vitamin B7 (biotin) hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein và duy trì sức khỏe của tóc và da. Biotin có nhiều trong lòng đỏ trứng, đậu, các loại hạt, nấm và gan động vật. Tuy nhiên cần lưu ý rằng avidin, một chất có trong lòng trắng trứng sống, có thể cản trở quá trình hấp thụ biotin.

Vì vậy, nên ăn trứng đã được nấu chín. Biotin cũng được tổng hợp một phần bởi vi khuẩn đường ruột, nhưng việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt.

Những thay đổi nhỏ cũng là tín hiệu sức khỏe, đừng bỏ qua

Các chuyên gia nhấn mạnh: Khuôn mặt là nơi thể hiện rõ ràng nhất những tín hiệu cảnh báo mà cơ thể gửi đến. Những thay đổi tưởng chừng như nhỏ nhặt như đỏ mắt, nứt nẻ môi, phát ban da... cũng có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng dinh dưỡng hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua những thay đổi này mà cần quan sát kỹ lưỡng.

Họ cũng khuyên rằng , việc xem xét lại chế độ ăn uống và bổ sung vitamin thiếu hụt qua thực phẩm hoặc thuốc bổ là bước đầu tiên trong việc chăm sóc sức khỏe khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt.

Bài cùng chuyên mục