1. Việc đi khám thai không chỉ để siêu âm và “xem con”
Rất nhiều mẹ lần đầu mang thai chỉ chú ý đến hình ảnh siêu âm và số tuần tuổi của con, mà quên rằng mỗi mốc khám thai đều có mục tiêu rất cụ thể: kiểm tra huyết áp, đường huyết, nguy cơ tiền sản giật, xét nghiệm máu để tầm soát dị tật hoặc bệnh lý di truyền.
Các mốc khám thai mẹ bầu cần lưu ý:
Giai đoạn | Tuần thai | Kiểm tra chính |
---|---|---|
3 tháng đầu | Tuần 5–8 | Khám lần đầu (siêu âm, xét nghiệm tổng quát) |
Tuần 11–13 6 | Siêu âm độ mờ da gáy, xét nghiệm sàng lọc trước sinh (Double test, NIPT nếu cần) | |
3–6 tháng giữa | Tuần 16–20 | Siêu âm phát triển, xét nghiệm Triple Test |
Tuần 20–24 | Siêu âm hình thái, đo cổ tử cung, kiểm tra tim thai | |
Tuần 24–28 | Kiểm tra đường huyết (OGTT), tiêm vắc xin VAT | |
7–9 tháng cuối | Tuần 28–32 | Siêu âm hình thái quý 3 |
Tuần 32–36 | Kiểm tra ngôi thai, xét nghiệm, đo tim thai (NST) | |
Tuần 37–40 | Khám mỗi tuần, theo dõi chuyển dạ, chuẩn bị sinh |
2. Tăng cân đúng cách quan trọng hơn “ăn cho hai người”
Thực tế, mang thai không đồng nghĩa với việc cần ăn gấp đôi. Việc tăng cân quá nhanh hoặc không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và sinh non.

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia nếu mẹ bầu có chỉ số BMI bình thường trước mang thai, thì tổng cân nặng nên tăng từ 10-12kg trong suốt thai kỳ. Trọng tâm là tăng chất lượng không phải số lượng bằng cách bổ sung đủ sắt, canxi, DHA, axit folic và protein lành mạnh.
3. Ngủ đủ và chọn tư thế chuẩn quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé
Giấc ngủ thường trở nên gián đoạn khi mang thai, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, ít người biết rằng tư thế ngủ cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi.
Nằm ngửa sau tuần 20 có thể làm tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới gây giảm lưu lượng máu, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và oxy của thai nhi, đồng thời dễ dẫn đến huyết áp thấp, cảm giác chóng mặt ở mẹ.
Từ tháng thứ 4 trở đi, các chuyên gia sản khoa thường khuyên ngủ nghiêng bên trái để tối ưu lượng máu và oxy tới thai nhi. Mẹ nên dùng gối ôm hỗ trợ để giảm đau lưng, đồng thời hạn chế thức khuya quá 23h vì đây là thời điểm gan thải độc và nội tiết ổn định.
4. Việc vận động hợp lý sẽ hỗ trợ mẹ sinh thường dễ hơn
Nhiều mẹ bầu thường e ngại việc vận động vì lo ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản khoa, lối sống ít di chuyển lại là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phù nề, táo bón, đau mỏi, tăng cân mất kiểm soát và thậm chí là khó sinh hơn khi chuyển dạ.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Sản phụ khoa Việt Nam phụ nữ mang thai nếu không có chống chỉ định y khoa có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ từ sau tuần thứ 12 của thai kỳ. Các hoạt động như đi bộ, yoga bầu, bơi nhẹ hoặc đạp xe cố định được xem là an toàn và có lợi.
Mỗi ngày chỉ cần duy trì 20-30 phút vận động đúng cách sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, kiểm soát tăng cân, giảm căng thẳng, đồng thời tăng độ dẻo dai từ đó hỗ trợ mẹ dễ sinh thường hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh các hoạt động mạnh, tư thế nằm ngửa lâu, hay thể thao đối kháng. Trước khi bắt đầu bất kỳ hình thức vận động nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé.
5. Chăm sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như dinh dưỡng
Trong thai kỳ, nhiều mẹ gặp stress, lo lắng kéo dài mà không nhận ra dấu hiệu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, huyết áp mà còn làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Khoảng 20–25% thai phụ từng có biểu hiện rối loạn lo âu trong thai kỳ, trong đó phần lớn không được tầm soát kịp thời. Vì vậy, việc duy trì sinh hoạt đều đặn, được nghỉ ngơi đủ và có người lắng nghe, chia sẻ là yếu tố rất cần thiết.

Việc duy trì sinh hoạt đều đặn, được nghỉ ngơi đủ và có người lắng nghe, chia sẻ là yếu tố rất cần thiết đối với các mẹ bầu.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần không chỉ là giữ cho mẹ vui vẻ mà còn là cách để bảo vệ cả bé. Việc xây dựng thói quen nghỉ ngơi đủ, lắng nghe bản thân, và nói chuyện có kiểm soát cùng người thân là cách chuẩn nhất để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ và tiếp tục sau khi bé chào đời.
Lời kết:
Thai kỳ là một hành trình dài, và không có lần đầu nào là “trơn tru tuyệt đối”. Nhưng nếu mẹ biết chủ động cập nhật kiến thức, theo dõi cơ thể đúng cách và giữ tâm lý vững vàng, mọi thay đổi sẽ trở nên dễ hiểu - dễ thích nghi hơn rất nhiều.
Bài cùng chuyên mục
5 thay đổi nhỏ trong tư duy chi tiêu cho thấy bạn đang… chuẩn bị trở nên giàu có một cách bền vững
Không ai trở nên giàu có bằng việc cắt từng ly cà phê. Nhưng người chuẩn bị giàu thường bắt đầu bằng những điều nhỏ nhất – trong cách nghĩ và cách tiêu tiền hằng ngày.
Cập nhật mới nhất về chế độ thai sản cho nam: Quyền lợi cực hời, nhiều ông chồng chưa biết!
Không chỉ lao động nữ mà ngay cả lao động nam khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cũng được hưởng chế độ thai sản. Vậy quyền lợi về thai sản đối với lao động nam được quy định như thế nào?
Vợ chồng 25 tuổi ở Hà Nội tiết kiệm 100 triệu/tháng, nghe đến thứ này còn choáng hơn
Mới 25 tuổi nhưng tài sản mà cặp đôi này sở hữu thực sự “không phải dạng vừa”.
Bà xã Lam Trường cũng không cưỡng được sức hút của BST Bubble Tree; hot mom "quiet luxury" vừa tự thưởng 1 chiếc máy giải phóng sức lao động giá gần 30 triệu
Yến Phương - bà xã ca sĩ Lam Trường là 1 hot mom "chịu chi thầm lặng", mua toàn đồ sang xịn mịn để giải phóng sức lao động của mẹ bỉm.
Không cắt giảm 6 khoản này trước tuổi 55, tôi từng lao đao suốt 2 năm đầu nghỉ hưu
Bài học tài chính đắt giá sau nghỉ hưu: Khi không còn thu nhập ổn định mà vẫn giữ lối sống như thời đi làm, tôi đã mất gần 2 năm để thoát khỏi cảm giác hụt hơi và lo lắng mỗi lần mở ví.
Căn bệnh ung thư cổ tử cung của Hari Won và nỗi lo làm mẹ không Thành hiện thực
Giờ đây, sau hơn một thập kỷ, Hari Won không còn khắc khoải chuyện làm mẹ nhưng trái tim cô vẫn mềm lại khi nhìn các em bé.