Tôi từng tự tin rằng mình là một người biết tiết kiệm. Từ khi lập gia đình đến nay đã hơn 15 năm, tôi luôn là người tính toán chi tiêu trong nhà: Ghi sổ từng khoản, săn sale vào cuối tuần, và luôn ưu tiên “mua được giá tốt”.

Tôi từng tự hào rằng tủ bếp của tôi không bao giờ thiếu đồ: từ thực phẩm khô, hộp đựng thực phẩm, đến đủ loại gia vị nhập khẩu. Tủ quần áo cũng luôn sẵn sàng “dự phòng”: đồ ở nhà, đồ đi tiệc, đồ mặc khi đi du lịch… cái gì cũng có.
Cho đến một ngày cuối tuần, tôi quyết định dọn lại toàn bộ tủ đồ và góc bếp, vì cảm thấy nhà quá chật và rối. Và đó cũng là ngày tôi nhận ra: Sự “tiết kiệm” của tôi không những không giúp tôi dư giả, mà còn khiến tôi tiêu tiền sai cách suốt nhiều năm.
Tủ đồ: Chất đầy nhưng chẳng mặc bao nhiêu
Tôi bắt đầu với tủ quần áo. Có những chiếc váy tôi đã không đụng tới trong 3 năm, nhưng vẫn giữ vì “biết đâu sẽ có dịp mặc”. Có những chiếc áo tôi mua vì đang giảm giá 50%, nhưng khi về nhà lại không hợp với bất cứ món nào tôi đang có.
Tổng kết sau buổi dọn dẹp: tôi bỏ ra gần 40 chiếc áo và váy – phần lớn vẫn còn rất mới, thậm chí chưa cắt mác.
Tôi lấy máy tính ra nhẩm: Nếu mỗi món trung bình 250.000 đồng, thì chỗ quần áo “chưa từng mặc hoặc mặc một lần” đã ngốn khoảng 10 triệu đồng. Đó là chưa kể các loại túi xách, phụ kiện và giày dép.
Tôi nhận ra:
- Tôi không mua vì cần, mà vì thấy “rẻ thì tiếc”
- Tôi không mặc vì hợp, mà vì “thấy bạn cũng có”
- Tôi không ngưng mua, vì luôn tin rằng mình đang tiết kiệm khi “mua được giá tốt”

Tủ bếp: Mỗi món vài chục, vài trăm – nhưng cộng lại là cả triệu
Sau tủ đồ là đến khu vực bếp – nơi tôi vẫn luôn tin rằng mình “giỏi xoay xở”. Nhưng khi lần lượt kéo từng ngăn tủ ra, tôi giật mình:
- 5 hộp gia vị Hàn Quốc quá hạn hơn 6 tháng
- 3 gói yến mạch, hạt chia bị ẩm do để quên sau cùng
- 2 cái máy cắt rau củ mini mua online – chưa dùng lần nào
- 1 máy xay sinh tố loại nhỏ “để mang đi làm” – vẫn còn nguyên hộp
Ngoài ra còn hàng loạt đồ dùng lặt vặt khác như khuôn nướng, hộp đựng thực phẩm, ly tách mua theo “combo giảm giá” – mà thực tế tôi chỉ sử dụng quanh quẩn vài món quen thuộc.
Tôi tính sơ sơ: Trong 2 năm qua, tôi đã chi không dưới 8–10 triệu đồng cho các món đồ bếp mà không dùng đến quá 2 lần. Thậm chí nhiều món chỉ... mua rồi để đó.

Tưởng tiết kiệm, hóa ra là tiêu sai chỗ
Chúng ta thường nghĩ rằng “mua nhiều được giá rẻ” là tiết kiệm, rằng “săn sale là khéo tiêu”, rằng “có sẵn trong nhà là đỡ phải mua lại sau này”.
Nhưng sự thật là: Mua cái không dùng tới, dù có rẻ đến đâu, cũng là lãng phí.
Tiết kiệm không phải là nhồi nhét thật nhiều thứ vào nhà. Mà là giữ lại những gì mình cần, và để tiền phục vụ mình – không phục vụ cho cảm giác “an tâm giả tạo”.
Tôi thay đổi thói quen chi tiêu như thế nào?
Sau buổi dọn dẹp đầy “chấn động tài chính”, tôi bắt đầu đặt lại 3 nguyên tắc mới cho bản thân:
1. Không mua thứ gì nếu món cũ chưa dùng hết
- Gia vị chỉ mua khi đã gần hết
- Đồ mặc chỉ mua khi đã loại bớt món tương tự
2. Viết danh sách mua sắm theo tuần – không lệch khỏi danh sách
- Hạn chế việc “tiện tay nhặt thêm”
- Tránh để những món “ngon mắt” nhưng không có trong kế hoạch chen vào
3. Mỗi tháng dọn lại tủ 1 lần – để thấy mình đang có gì
- Giúp tránh mua trùng
- Cảm giác nhìn tủ gọn gàng, nhẹ ví cũng là một loại vui

Tiết kiệm thực sự không nằm ở việc mua được đồ rẻ, mà là không chi tiền cho thứ mình không cần. Tôi mất vài chục triệu trong nhiều năm để nhận ra điều tưởng như đơn giản đó – chỉ sau một buổi dọn dẹp nhà cửa.
Nếu bạn cũng đang nghĩ mình là người tiết kiệm, hãy thử một lần nhìn lại tủ đồ và góc bếp. Biết đâu, bạn cũng sẽ giật mình như tôi.
Bài cùng chuyên mục
Review chiếc nôi nhà Umoo: Nâng hạ thành linh hoạt, nhỏ gọn dễ di chuyển nhưng có đáng để xuống tiền?
Việc cho con 1 môi trường ngủ an toàn là rất quan trọng. Vì vậy mà chiếc nôi này khá tiện lợi.
Nữ CEO kể chuyện hậu trường đưa chiếc nón cỏ bàng Huế đến với “ông hoàng K-Pop” G-Dragon: 5 năm âm thầm định vị một thương hiệu thủ công có gu giữa thời đại công nghiệp hóa
“Tặng bà con áo phao, mì gói, đèn pin trong đợt lũ, tôi cảm thấy, người dân không vui khi nhận đồ từ thiện mãi. Tôi tự hỏi: ‘Liệu có cách nào giúp họ có việc làm, có thu nhập để tự lo cho chính mình không?’”, Hồ Thị Sương Lan, Founder & CEO của Marie’s chia sẻ về quyết định rẽ hướng từ ngành du lịch sang làm thủ công, bắt đầu từ một chuyến đi cứu trợ sau lũ ở Huế 2020. Năm năm sau, một chiếc nón thủ công do Marie’s thực hiện bất ngờ xuất hiện cùng G-Dragon - biểu tượng thời trang toàn cầu tại sân bay Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt truyền thông chưa từng có của thương hiệu này.
Mùa hè ăn ngon, khỏe bụng: Khám phá 3 thực phẩm tốt cho dạ dày hơn cháo kê
Không phải cháo kê! Đây mới là 3 "thần dược" nuôi dưỡng dạ dày mùa hè, càng ăn càng khỏe
Dược Hậu Giang ứng dụng công nghệ cao, chuẩn quốc tế trong mỗi viên thuốc Việt
Để tăng trưởng bền vững 51 năm, Dược Hậu Giang (DHG Pharma) đặt trọng tâm vào các sản phẩm chiến lược và chuyển giao công nghệ sản xuất quốc tế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Slay như hot mom 2k4: Làm mẹ bỉm mà vẫn "cháy outfit", khí chất lên hương sau sinh khiến ai cũng phải ngoái nhìn
Trong loạt ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, Huyền thường xuyên diện những trang phục tôn dáng, khoe khéo vòng eo thon gọn và vòng một đầy đặn.
Chi tiêu 15 triệu/tháng cho gia đình 4 người ở Đà Nẵng – bảng chi tiêu chuẩn mẫu hay thiếu thực tế?
Một bảng chi tiêu 15 triệu đồng/tháng của gia đình 4 người tại Đà Nẵng đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng với lời giới thiệu “bảng mẫu cho gia đình trẻ sống cân đối – tiết kiệm mà không thiếu thốn”.