Trong nhịp sống hiện đại, trữ đông thực phẩm đã trở thành “cứu cánh” cho những ngày bận rộn, vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp thực phẩm bảo quản được lâu. Tuy nhiên, không ít người rơi vào tình huống dở khóc dở cười: Mở tủ ra là nguyên một cục thịt dính chùm, từng miếng cá dính chặt nhau không thể tách rời, muốn lấy 1 phần lại phải rã đông cả gói. Kết quả: Hoặc nấu hết, hoặc đành bỏ phí.
Vậy làm sao để trữ đông đúng cách, dễ lấy từng phần, giữ được hương vị và độ tươi? Dưới đây là những mẹo cực đơn giản mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà.
1. Nguyên tắc số 1: Trữ đông từng phần – Đừng "nhồi đại" vào túi!
Một trong những sai lầm lớn nhất khi cấp đông là cho toàn bộ thực phẩm vào túi hoặc hộp mà không phân chia trước. Kết quả là sau vài tiếng trong ngăn đá, các phần dính chặt vào nhau như... bê tông.
Giải pháp:
- Chia nhỏ thực phẩm theo khẩu phần ăn (ví dụ: 200g thịt cho 1 bữa).
- Dùng túi zip hoặc hộp đựng riêng cho từng phần.
- Nếu dùng túi to, hãy xếp thực phẩm phẳng ra, tránh chồng lên nhau.
2. Mẹo "không dính" với các thực phẩm nhỏ: Dùng khay hoặc lót giấy nến
Với các loại thực phẩm như: Viên thịt, chả cá, bò viên, tôm lột vỏ, trái cây cắt nhỏ, gừng, hành lá, ớt thái sẵn... Nếu bạn để chúng vào túi rồi cấp đông ngay, sẽ bị dính cục lại.
Cách làm thông minh: Trải đều các món này ra khay, mâm hoặc vỉ, có lót sẵn giấy nến hoặc giấy bạc. Để vào ngăn đá khoảng 2–3 tiếng cho chúng cứng lại riêng lẻ, rồi mới gỡ ra bỏ vào túi zip/hộp. Như vậy, khi cần dùng, bạn chỉ cần lấy đúng số lượng, không cần đập cục đá hay rã đông nguyên mớ.
3. Thịt – cá: Nên lót màng bọc thực phẩm hoặc giấy nến giữa các lớp
Với những loại thực phẩm như: Thịt heo/thịt bò thái lát, cá phi lê cắt miếng, đùi gà, cánh gà,... cách trữ đông đúng là dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy nến/khuôn giấy nướng bánh lót giữa các miếng. Xếp chồng lên nhau thành từng lớp, nén phẳng để dễ xếp vào tủ. Khi cần lấy ra, lớp lót sẽ giúp tách từng miếng dễ dàng, không bị gãy nát hay dính đá. Hoặc cũng áp dụng cách xếp dàn ra để lạnh tự nhiên sau đó xếp vào khay hoặc túi.
4. Thực phẩm dạng lỏng: Dùng khay đá hoặc túi ép chân không
Với các nguyên liệu như: Nước dùng (xương, gà, bò), nước hầm rau củ, sốt cà chua, sốt hầm xương, gia vị dạng sệt, cháo, súp... Đừng đổ đại vào hộp lớn rồi trữ đông!
Giải pháp tuyệt vời: Dùng khay đá để chia nhỏ từng viên, sau đó cho vào túi zip hoặc hộp đựng sau khi đông cứng. Với người thường nấu ăn nhanh hoặc meal prep, đây là chiêu "cứu cánh" cực hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi ép chân không dẹt, đựng theo từng khẩu phần nhỏ, vừa tiết kiệm chỗ, vừa dễ rã đông.
5. Đánh dấu ngày – nội dung rõ ràng để tránh lãng quên
Dù trữ đông khéo đến mấy, nếu không ghi chú cụ thể, bạn vẫn dễ rơi vào tình trạng "quên mất trong tủ đá".
Mẹo cực hữu ích: Dán nhãn hoặc viết bút lông lên túi zip/hộp nhựa: gồm tên thực phẩm + ngày trữ đông. Ưu tiên dùng trước các món trữ lâu, tránh thực phẩm bị “lưu kho” quá hạn.
6. Một số lưu ý để trữ đông “đúng chuẩn”
- Không cấp đông thực phẩm còn ấm hoặc ướt: Sẽ tạo sương, đá và gây dính.
- Không mở tủ đá thường xuyên: Vì hơi ẩm và nhiệt độ thay đổi khiến thực phẩm nhanh hỏng.
- Dùng túi hút chân không nếu có thể: Hạn chế oxy, kéo dài thời gian bảo quản.
Chỉ cần áp dụng vài mẹo nhỏ như trữ riêng từng phần, dùng giấy lót, chia khay đá, bạn sẽ không còn cảnh “đập cục đá ra nấu” hay “lấy một miếng, rã đông cả đống”. Hơn nữa, việc bảo quản thực phẩm đúng cách còn giúp giữ trọn hương vị, màu sắc và dinh dưỡng – điều mà ai nấu ăn cũng mong muốn.
Bài cùng chuyên mục
Tạm đình chỉ cán bộ Công an phường bị tố đánh cô gái giữa lúc điều tra
Theo giám đốc Công an TP Hà Nội, quyết định này nhằm phục vụ công tác điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và ngành công an.
Vụ bắt ông Nguyễn Thanh Phong: Chi tiền lót tay tại Cục An toàn thực phẩm
Cơ quan CSĐT đã làm rõ việc bị can Nguyễn Năng Mạnh thông đồng, móc ngoặc và đưa tiền "loppy" cho một số lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế.
Có 2 điều này tôi thà ôm trong lòng CẢ ĐỜI còn hơn nói ra với con cái
Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của con trẻ.
Nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong bị khởi tố Vì nhận hối lộ trong ngành thực phẩm
Theo Bộ Công an, ông Nguyễn Thanh Phong cùng 4 cán bộ Cục An toàn thực phẩm bị cáo buộc nhận tiền “lobby” để bỏ qua vi phạm của 2 công ty.
Từ tuổi 50, hãy buông bỏ để sống nhẹ hơn: Dọn nhà kiểu mới giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc
Đến tuổi 50, dọn dẹp không còn là chuyện "sạch – đẹp" đơn thuần. Đó là một chiến lược sống: buông bớt đồ đạc, cắt giảm chi tiêu, giải phóng năng lượng và đặt nền móng tài chính cho cuộc sống giai đoạn hai – nhẹ nhàng và vững vàng hơn.
Nữ hoàng Elizabeth (Anh) luôn ăn 1 loại rau để trường thọ
Nữ hoàng Elizabeth rất thích loại rau này vì chẳng những ngon mà còn tốt cho tuổi thọ, ai biết cũng mua về ăn theo.