Sáng 26/4, nhiều người hoang mang khi nghe được tin đáng buồn đã xảy ra tại Vạn Hạn Mall. Cách đây chưa lâu, vào đầu tháng Tư, một sự việc tương tự đã xảy ra tại TTTM này. Chỉ trong 1 tháng, 2 vụ việc đáng buồn đã liên tiếp xảy ra.
Theo thông tin trên báo Người lao động, cơ quan chức năng bước đầu xác định nạn nhân là nam, 23 tuổi, địa chỉ thường trú tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Đến khoảng 12h trưa cùng ngày, một trong những người trực tiếp chứng kiến cảnh tượng nam thanh niên nhảy lầu ở Vạn Hạn Mall đã đăng trạng thái chia sẻ về vụ việc trên MXH Threads. Cô cho biết đến giờ bản thân vẫn chưa thể bình tĩnh và thôi hoảng sợ khi nghĩ lại khoảnh khắc ấy.
"Mình nghe một tiếng "rầm"… cái âm thanh đó làm mình ám ảnh kinh khủng và vẫn run khi ngồi ghi những dòng này… Mọi người ùa ra với nét mặt thảng thốt kinh hãi…".

Nguyên văn chia sẻ của người trực tiếp chứng kiến sự việc ở Vạn Hạnh Mall vào sáng ngày 26/4 (Ảnh chụp màn hình)
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người động viên cô gái này, mong cô sớm vượt qua ký ức sợ hãi ấy. Bên cạnh đó, cũng có không ít người chia sẻ về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về cấp cứu tâm thần, cũng như việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.

"Suy nghĩ tự tử là một hành vi cần cấp cứu tâm thần" (Ảnh chụp màn hình)
Cấp cứu tâm thần là gì?
Cấp cứu tâm thần là một lĩnh vực y tế khẩn cấp, tập trung vào việc xử trí ngay lập tức các tình trạng rối loạn tâm thần cấp tính, đe dọa đến sự an toàn của bản thân người bệnh và những người xung quanh. Không giống như các cấp cứu nội khoa hay ngoại khoa thường liên quan đến tổn thương thể chất, cấp cứu tâm thần đối diện với những "vết thương vô hình" nhưng lại có sức tàn phá không kém, thậm chí còn phức tạp hơn trong việc chẩn đoán và can thiệp.
Bản chất của cấp cứu tâm thần nằm ở sự xuất hiện đột ngột hoặc gia tăng nhanh chóng của các triệu chứng tâm thần nghiêm trọng, gây ra sự mất kiểm soát hành vi, suy giảm khả năng nhận thức và cảm xúc, dẫn đến nguy cơ tự tử, tự gây hại, gây hấn hoặc không thể tự chăm sóc bản thân. Ranh giới giữa một người đang đối mặt với căng thẳng tâm lý và một trường hợp cấp cứu tâm thần có thể rất mong manh và đòi hỏi sự nhạy bén trong việc đánh giá.

Ảnh minh họa
Các tình huống cần cấp cứu tâm thần, có thể cưỡng chế nhập viện nếu người bệnh chống đối, có thể kể đến như:
- Ý tưởng và hành vi tự sát: Đây là một trong những tình huống nguy hiểm nhất, đòi hỏi sự can thiệp tức thì để bảo vệ tính mạng người bệnh. Các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm lời nói ám chỉ về cái chết, thu mình, tặng quà hoặc sắp xếp tài sản, và có tiền sử cố gắng tự sát.
Hành vi gây hấn, bạo lực: Khi người bệnh mất kiểm soát và có nguy cơ gây hại cho người khác, việc can thiệp nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người là tối quan trọng. Nguyên nhân có thể do các rối loạn loạn thần, hưng cảm, hoặc các tình trạng kích động khác.
Cơn hoảng loạn (Panic attack) nghiêm trọng: Mặc dù không trực tiếp đe dọa tính mạng, nhưng một cơn hoảng loạn dữ dội có thể khiến người bệnh cảm thấy như đang chết và dẫn đến các hành vi mất kiểm soát.
Các triệu chứng loạn thần cấp tính: Ảo giác (nghe, nhìn, cảm thấy những thứ không có thật) và hoang tưởng (những niềm tin sai lệch, không phù hợp với thực tế) có thể khiến người bệnh hành động kỳ lạ, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Ngộ độc chất kích thích hoặc hội chứng cai: Việc sử dụng hoặc ngừng đột ngột các chất gây nghiện có thể dẫn đến các triệu chứng tâm thần cấp tính như kích động, ảo giác, co giật, và cần được xử trí y tế khẩn cấp.
Các tình trạng y tế gây ra rối loạn tâm thần thứ phát: Một số bệnh lý nội khoa hoặc thần kinh có thể gây ra các triệu chứng tâm thần cấp tính như mê sảng, lú lẫn, cần được xác định và điều trị nguyên nhân.
Bài cùng chuyên mục
Căn hộ 98m² của cô gái trẻ: Không thuê thiết kế, vẫn tạo được tổ ấm nguyên mộc khiến ai cũng muốn bước vào
"Nhà là nơi trú ẩn dịu dàng nhất của mỗi con người" – Câu nói của thi sĩ Anh John Donne dường như đúng hơn bao giờ hết khi ngắm nhìn căn hộ 98m² ấm áp và tinh tế của Laucaycin – một nữ chủ nhà sống tại Quảng Đông, Trung Quốc.
Đời thứ 11 Vĩnh Long Đường là BS Học viện Quân y chuyên ung bướu và phẫu thuật thẩm mỹ: "Mình không muốn chỉ dừng lại ở việc kế thừa!"
BS Nguyễn Văn Thái là chắt của vị lương y quá cố Nguyễn Văn Long - người phát triển truyền thống Vĩnh Long Đường, cũng là người có nhiều đóng góp cho nước nhà trong 2 cuộc chiến tranh chống giặc cứu nước.
Công ty Famimoto bị khám xét vì tuồn hàng giả ra thị trường gây nguy hiểm sức khỏe
Cơ quan điều tra bước đầu xác định, Công ty TNHH Famimoto Việt Nam tuồn thị trường 144 tấn dầu ăn; 118 tấn bột canh, 363 tấn hạt nêm giả.
Vụ nam thanh niên nhảy lầu tại Vạn Hạnh Mall: Thông tin mới nhất và nguyên nhân
Qua trích xuất camera cho thấy nam thanh niên nhảy từ tầng 7 của trung tâm thương mại xuống đất, tử vong.
Đưa con đi ngang công viên, câu nói ngây thơ của bé 4 tuổi khiến mẹ chết lặng, thức tỉnh sau bao năm
"Con ước mẹ cũng như vậy", câu nói ngây thơ của đứa con khiến người mẹ bừng tỉnh, rơi nước mắt vì những tháng ngày mải miết kiếm tiền mà bỏ quên con.
Đây là lý do ngày càng nhiều người thích chuyển bàn ăn ra phòng khách, cư dân mạng bình luận: Thật thông minh!
Bạn có phát hiện ra hiện tượng thú vị nào không? Ngày nay, khi bước vào nhà của nhiều người, chúng ta thấy họ đặt bàn ăn trong phòng khách, thay vì đặt ở phòng ăn.