
Khi bắt đầu đi trẻ, các bé sẽ trải qua giai đoạn "khủng hoảng chia ly" và thích nghi với môi trường mới. Dưới đây là những vấn đề phổ biến và cách giúp con vượt qua:
1. Khóc lóc, bám bố mẹ không chịu vào lớp
Nguyên nhân :
Lo lắng vì xa bố mẹ lần đầu khiến trẻ không thể thích nghi ngay lập tức. Hoặc sau 1 thời gian đã làm quen, trẻ lại tiếp tục có biểu hiện khóc lóc, nguyên nhân là do trẻ ý thức được việc mình sẽ phải rời xa bố mẹ trong 1 khoảng thời gian và trẻ chưa thể quen được, thích nghi được với việc đó.
Trẻ sợ người lạ, sợ không gian mới. Khi trẻ lần đầu phải tiếp xúc với các cô giáo, bạn bè có thể sẽ khiến trẻ bị choáng ngợp và lạ lẫm. Bên cạnh đó trẻ phải ở trong 1 không gian xa lạ và không có bố mẹ bên cạnh khiến cho trẻ càng cảm thấy bất an.
Cách xử lý :
Tạo thói quen chia tay nhanh: Ôm con, nói "Mẹ sẽ đón con sau giờ học" rồi đi ngay (không quay lại dỗ dành). Đừng khiến trẻ cảm nhận được sự quyến luyến của bố mẹ, trẻ rất nhạy cảm và điều này khiến cho trẻ có tâm lý trông ngóng, đợi chờ.
Cho con mang theo đồ quen thuộc: Gấu bông, khăn có mùi của mẹ để giúp trẻ an tâm hơn. Đặc biệt là khi ngủ, đồ vật quen thuộc như gấu bông sẽ giúp trẻ ngủ yên giấc hơn.
Hứa và giữ lời: Luôn đón con đúng giờ trong những ngày đầu.

2. Biếng ăn, bỏ bữa
Nguyên nhân :
Khi mới đi học, trẻ sẽ phải tiếp xúc với thức ăn lạ so với ở nhà. Không gian, thời gian và người cho ăn cũng mới lạ sẽ khiến trẻ khó thích nghi.
Tâm lý căng thẳng do lần đầu xa bố mẹ trong 1 khoảng thời gian dài làm giảm cảm giác thèm ăn.
Cách xử lý :
Trao đổi với cô giáo về sở thích ăn uống của con, ví dụ như bé thích ăn cháo loãng hơn cơm, thói quen ăn của trẻ như phải ngồi ở ghế ăn dặm.
Bố mẹ có thể cho con ăn nhẹ trước khi đi học nếu bé quá kén ăn.
Hãy thật kiên nhẫn: Thông thường, trẻ cần 1–2 tuần để làm quen với thực đơn ở trường, lớp và thích nghi với môi trường mới.
3. Khó ngủ, giật mình giữa trưa
Nguyên nhân :
Không gian lạ và đông người hơn so với ở nhà khiến trẻ chưa thể hiểu ngay được vào thời điểm đó mình cần phải đi ngủ.
Thiếu "vật an toàn" như chăn/gối quen thuộc và "vật an toàn" nhất với trẻ là mẹ cũng không có mặt nên cảm giác bất an là không thể tránh khỏi.
Cách xử lý :
Nhờ cô cho con ngủ cùng cô trong khoảng thời gian đầu để tạo cảm giác an toàn và chờ đến khi bé thích nghi với nhịp sinh hoạt mới.
Tập ngủ trưa đúng giờ ở nhà trước khi đi học 1–2 tuần. Nếu như trẻ đang có lịch sinh hoạt khác với lịch sinh hoạt ở lớp thì bố mẹ nên tập trước cho con làm quen trước khi chính thức đi học.
Cho con mặc quần áo thoải mái, không quá chật, đủ để giữ ấm nhưng vẫn phải thoáng đãng cơ thể.
4. Hay ốm vặt (sổ mũi, ho, sốt)
Nguyên nhân :
Một trong nhưng điều gần như không thể tránh khỏi nhưng cũng là điều mà các mẹ sợ nhất khi bắt đầu cho con đi trẻ đó là trẻ sẽ hay bị ốm hơn so với ở nhà. Điều này là do hệ miễn dịch chưa quen với môi trường mới.
Bên cạnh đó, đi trẻ đồng nghĩa với việc con sẽ phải tiếp xúc với nhiều người hơn, từ đó cũng phải tiếp xúc với nhiều "nguồn virus" hơn, con có thể sẽ lây bệnh từ bạn cùng lớp.
Cách phòng tránh :
Tiêm phòng đầy đủ (cúm, thủy đậu, sởi…), ít nhất hãy đảm bảo con tiêm phòng đủ các mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Dạy và hướng dẫn cũng như tạo cho con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi.
Bổ sung vitamin C, kẽm, vi chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Thay đổi tính cách (ít nói, dễ cáu)
Nguyên nhân :
Trẻ hoàn toàn có thể cảm thấy căng thẳng với ap lực từ việc phải tuân theo nề nếp mới, cộng đồng mới.
Trong một lớp học sẽ còn nhiều bạn khác nên bé không còn là trung tâm của sự chú ý như khi ở nhà. Cảm giác thiếu sự quan tâm riêng như ở nhà cũng sẽ khiến bé thay đổi tâm lý và hành vi.
Cách xử lý :
Dành thời gian trò chuyện với con sau giờ học: "Hôm nay con chơi gì vui?". Chia sẻ với con những chuyện đã xảy ra ở lớp trong ngày đi học đó.
Không ép, gặng hỏi con kể chuyện nếu bé không muốn. Nếu cần, hãy trao đổi với giáo viên phụ trách về vấn đề của con
Thông báo với cô giáo nếu bé có biểu hiện bất thường. Phối hợp, hợp tác với cô giáo để giúp bé cải thiện tâm lý và hành động.
Lưu ý quan trọng
Đưa con đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nếu:
Con khóc liên tục > 2 tuần không giảm, hoặc không có dấu hiệu giảm bớt.
Con có tình trạng sụt cân kéo dài, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa khi đến trường.
Con có biểu hiện hoảng sợ, giật mình, hoảng hốt về đêm.
Giai đoạn đầu đi trẻ giống như 'cú sốc văn hóa' với trẻ. Bố mẹ cần kiên nhẫn, đừng vì thấy con khóc mà cho nghỉ học giữa chừng – điều này chỉ khiến quá trình thích nghi kéo dài thêm.
Mẹo nhỏ: Trong tuần đầu, chụp ảnh lớp học/giờ sinh hoạt của con để tối về cùng xem và kể chuyện vui, giúp bé dần coi trường lớp là nơi an toàn.
Chúc bé nhà bạn sớm thích nghi và yêu thích đi học!
Bài cùng chuyên mục
Choáng với khu biệt thự của đại gia Quận 7: Gần nửa tỷ 1 mét vuông nhưng không nhà nào có cổng?!
Đã gọi là khu đất đại gia thì tất cả các yếu tố, nó phải ở "cái tầm"...
Bất ngờ với số tiền vợ chồng Đoàn Di Băng thu về từ kem chống nắng giả
Trước đó Đoàn Di Băng bán sản phẩm này với giá dao động 235.000 - 240.000 đồng.
H ' Hen Niê mang thai vẫn ăn đủ thứ và chạy show liên tục, tiết lộ bí quyết xinh khỏe
Nhiều mẹ bầu nghĩ kiêng khem nhiều thứ sẽ an toàn cho con nhưng thực tế không phải.
33 tuổi tiết kiệm được 1 tỷ đồng: Tôi chỉ làm 3 điều đơn giản mà nhiều người thường bỏ qua
Ở tuổi 33, tôi đã tiết kiệm được 300.000 nhân dân tệ – tương đương hơn 1 tỷ đồng Việt Nam. Không phải nhờ trúng số, không nhờ đầu tư lớn, mà nhờ ba nguyên tắc cực kỳ đơn giản: Tôi không tiêu vì rẻ, không tiêu trước khi có tiền, và không tiêu vì thể diện.
Ô tô tông 3 xe máy ở Sa Pa, cháu bé 5 tuổi tử vong thương tâm
Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn xe ô tô tông liên tiếp vào 3 xe máy khiến cháu bé 5 tuổi tử vong.
Chiếc ghế nhún quốc dân cho mẹ bỉm: Tiện lợi và tiết kiệm chỉ từ 100k
Chiếc ghế đỏ giá rẻ giật mình nhưng vô cùng tiện lợi với nhiều mẹ bỉm.