
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xã hội chứng kiến sự bùng nổ của hai từ khoá gây tranh cãi: "Tung Tung Tung Sahur" và "Brainrot" . Những trend này nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là giới trẻ, nhưng cũng đặt ra nhiều câu hỏi về ảnh hưởng của chúng đến nhận thức và hành vi của trẻ em.
"Tung Tung Tung Sahur" và "Brainrot" là gì?
Trên kênh TikTok của một mẹ bỉm có tên @katchupwithbim, hàng trăm nghìn người đổ xô vào theo dõi một đoạn video có nội dung về "kiến thức Brainrot". Gần 300 bình luận bên dưới video đều kêu lên rằng họ không hiểu gì, xem đi xem lại chiếc video vẫn không thể diễn giải được những gì mà bà mẹ trẻ này nói.


Trong video của mẹ bỉm @katchupwithbim, có rất nhiều hình ảnh kỳ lạ xuất hiện, bao gồm các loài động vật quen thuộc nhưng lại có hình dạng kết hợp rất phi lý. Ví dụ như khỉ mang thân hình quả dứa, mèo có thân tôm, ngựa vằn có thân dưa hấu, con voi có thân xương rồng, hoặc cá sấu "lai" máy bay... Kèm theo đó, bà mẹ trẻ chơi trò phát âm những từ khá dài, nghe như tiếng nước ngoài khiến dân tình bối rối.
Theo cô thì đó là tên gọi của các nhân vật hư cấu trong "vũ trụ Brainrot". Cô biết những thứ kỳ lạ này nhờ con mình, bé hay xem các video có những nhân vật hoạt hình này nên cô mới "cập nhật" để hiểu con hơn.


Giờ đây khi các nhân vật phi lý này xuất hiện tràn lan trên mạng, nhiều người mới thắc mắc chúng là cái gì. Đâu đâu cũng "Tung Tung Tung Sahur" với "não thối". Chúng thực sự nghĩa là gì?
2 khái niệm mới toanh này có liên quan đến nhau khá nhiều. Tung Tung Tung Sahur là một hiện tượng mạng bắt nguồn từ cộng đồng meme “vũ trụ Brainrot” trên TikTok (tạm hiểu là vũ trụ những thứ phi lý tạo ra bằng AI), nổi bật với phong cách hài hước kỳ quặc và hình ảnh siêu thực.
Tung Tung Tung Sahur thực tế là một sinh vật hư cấu giống khúc gỗ cầm gậy, có mắt mũi khá to, xuất hiện trong những video có âm thanh “tung tung tung” đặc trưng, mô phỏng tiếng gõ đánh thức mọi người dậy ăn sahur trong tháng Ramadan.


Chân dung nhân vật Tung Tung Tung Sahur đang hot gần đây
Sau nhân vật khúc gỗ này, bắt đầu có thêm nhiều sinh vật hư cấu lai tạo giữa các đồ vật với động vật như Ballerina Cappuccina (vũ công ba lê đầu tách cà phê), Tralalero Tralala (cá mập ba chân mang giày Nike đi bộ dưới biển)... Khi lan sang Việt Nam, trào lưu này tiếp tục phát triển với các biến thể bản địa như quái vật bánh mì, quái vật học hay quái vật matcha latte… với mục đích giải trí, gây cười.

Còn "Brainrot" (tạm dịch: Não thối) là một trend đã có từ lâu. Năm 2024, Oxford University Press đã chọn “brain rot” (tạm dịch: thối não) là từ của năm. Thuật ngữ này mô tả tác động tiêu cực từ việc xem liên tục những nội dung dễ dãi, vô thưởng vô phạt trên mạng. Nó vừa chỉ quá trình thoái hóa nhận thức, vừa ám chỉ chính những nội dung gây ra điều đó.
Xu hướng này thường gắn liền với các video siêu ngắn, vô nghĩa, hoặc thử thách kỳ quặc. Trong đó bao gồm cả những video giải trí về nhân vật Tung Tung Tung Sahur và quần thể các sinh vật hư cấu khác như đã kể trên.


Các sinh vật hư cấu từ AI bắt đầu xuất hiện liên tục sau Tung Tung Sahur
Trào lưu khó hiểu này bắt đầu bùng nổ từ TikToker người Romania tên Susanu Sava-Tudor, người tạo ra Ballerina Cappuccina và đăng tải lên TikTok vào tháng 3-2025. Video gốc hiện đã thu hút hơn 45 triệu lượt xem. Hashtag #italianbrainrot hiện đã vượt 3 tỉ lượt xem trên nền tảng.
Nền tảng nào đang bùng nổ "hot" trend này?
Hai nền tảng chính lan truyền mạnh mẽ "Tung Tung Tung Sahur" và "Brainrot" là TikTok và YouTube Shorts , nhờ vào thuật toán ưu tiên nội dung ngắn, hấp dẫn và dễ gây nghiện. Đặc biệt, TikTok với khả năng viral nhanh đã biến những âm thanh, hình ảnh đơn giản thành trào lưu toàn cầu chỉ trong vài ngày.


Không khó để nhận ra trend Tung Tung Tung Sahur và "não thối" đang là nội dung phổ biến nhất trên nền tàng TikTok, được tìm kiếm và đăng tải rất nhiều


Các video về những nhân vật phi lý này thu hút vô số lượt xem
Sự lan truyền của Tung Tung Tung Sahur không chỉ dừng lại ở các video ngắn mà còn mở rộng sang lĩnh vực trò chơi điện tử. Nhiều tựa game như Hantu Tung Tung Tung Sahur 3D và Tung Tung Tung Sahur Simulator đã được phát triển, đưa người chơi vào những trải nghiệm rùng rợn khi bị nhân vật này truy đuổi trong không gian mơ hồ.
Là hot trend sáng tạo hay mối lo sợ của phụ huynh đến trẻ em?
Dù mang tính giải trí, những xu hướng này cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy đối với trẻ nhỏ. Các phụ huynh lo sợ khi có cảm giác mình bị "mất kết nối" với thế hệ của con, dù bố mẹ sinh năm 2000 đi chăng nữa thì vẫn thấy lạ lẫm, hoang mang khi con đòi xem Tung Tung Tung Sahur. Hình ảnh trong các video thuộc trend này khác hẳn thực tế, nên nhiều bố mẹ cũng lo ngại con bị nhận thức lệch lạc.
Ngôn ngữ của các nhân vật hoạt hình này cũng vô nghĩa, đa phần khó hiểu và khó nghe, nhưng trẻ em lại rất thích. Chúng bị "nghiện" xem từ trong thế giới ảo ra đến cuộc sống thực, bắt chước lặp đi lặp lại lời thoại của các nhân vật, khiến phụ huynh tưởng con mình nói ngôn ngữ "ngoài hành tinh".

Hậu quả của việc trẻ "nghiện" trào lưu Tung Tung Tung Sahur rất dễ thấy.
- Giảm khả năng tập trung: Việc tiếp xúc liên tục với nội dung ngắn, nhanh khiến trẻ khó tập trung vào bài vở hoặc các công việc đòi hỏi tư duy dài hạn.
- Ảnh hưởng đến nhận thức: Một số video trong trend "Brainrot" chứa nội dung vô nghĩa, thậm chí phản cảm, có thể làm méo mó cách nhìn nhận thế giới của trẻ.
- Gây nghiện mạng xã hội: Cơ chế "cuộn không ngừng" của TikTok hay YouTube Shorts dễ khiến trẻ dành hàng giờ xem video, dẫn đến lãng phí thời gian và xa rời thực tế.
Giải pháp cho vấn đề này không khó, nhưng đòi hỏi phụ huynh phải khéo léo và kiên nhẫn.
- Phụ huynh nên kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội của con, đồng thời định hướng nội dung lành mạnh.
- Nhà trường và gia đình cần giáo dục về tư duy phản biện, giúp trẻ phân biệt giữa giải trí và thông tin có ích.
- Các nền tảng cần siết chặt kiểm duyệt , hạn chế nội dung độc hại hoặc quá kích thích gây nghiện.
Kết luận
"Tung Tung Tung Sahur" và "Brainrot" là những xu hướng giải trí phản ánh sự thay đổi trong cách tiêu thụ nội dung của giới trẻ. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, chúng có thể trở thành "con dao hai lưỡi" ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và hành vi của trẻ em. Cần sự chung tay từ gia đình, nhà trường và xã hội để định hướng một môi trường mạng lành mạnh hơn.
Bài cùng chuyên mục
TMV Aurora hoạt động trái phép , mời chào cấy enzyme giảm mỡ tại Hà Nội
Thẩm mỹ viện (TMV) Quốc tế Aurora đang bị phản ánh dù chưa được cấp phép là cơ sở khám chữa bệnh nhưng vẫn tư vấn giảm béo bằng sóng RF và cấy enzyme.
4 Thói quen buổi sáng giúp giảm mỡ bụng sau tuổi 40 hiệu quả không cần tập thể dục
Vòng eo thon gọn luôn là niềm mơ ước của nhiều người và những thói quen hàng ngày có thể giúp loại bỏ mỡ bụng mà không cần tập thể dục.
10 Dấu hiệu bạn đang khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần
Làm sao để biết bạn có đang ở trạng thái "khỏe mạnh toàn diện"?
Mẹ bỉm Mai Ngọc "tập tạ" để đưa quý tử đi tiêm, dân tình nhận ra ngay chiếc ghế đắt xắt ra miếng, không chỉ các mẹ mà các bố cũng thích mê
Sản phẩm có giá khá cao, ở thời điểm mới ra mắt có giá lên đến 12–15 triệu VNĐ.
Giải mã món vải "triệu view" trên MXH: Cách làm thế nào và hương vị ra sao mà khiến ai cũng khen nức nở
Món ăn được sáng tạo từ trái vải này có gì hot mà khắp MXH đang rần rần truyền tay nhau và khiến dân tình khen nức nở.
Mẹ 1 con ở TP.HCM chia sẻ: Tôi từng có 100 món đồ không mặc, đến khi dọn tủ, tôi thấy mình nhẹ nhõm hơn bao giờ hết
Từng có tủ quần áo hơn 100 món nhưng vẫn thấy "không có gì để mặc", chị Hương, mẹ 1 con ở TP.HCM đã quyết định dọn tủ và vứt bỏ 80% số đồ không dùng đến. Sau khi giữ lại chỉ khoảng 30 món thực sự phù hợp, chị nhận ra: Mặc đẹp không nằm ở số lượng, mà ở việc chọn đúng – và ngừng tiêu tiền vì người khác.