"Nỗi ám ảnh" mỗi dịp nghỉ lễ và kinh nghiệm của những "tấm chiếu cũ"
Kết thúc ngày làm việc 29/4, cả nước chính thức bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Kỳ nghỉ lễ năm nay người dân sẽ có tối đa 5 ngày nghỉ. Đây là dịp để người dân tận hưởng những ngày nghỉ ngơi, sum họp gia đình hoặc lên kế hoạch du lịch sau thời gian làm việc căng thẳng. Điều này cũng dự báo về tình hình giao thông căng thẳng tại những đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM.
Hầu hết người dân chọn khởi hành vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ (29/4 hoặc 30/4) và quay lại vào ngày cuối (4/5), dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng tại các tuyến như Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội),...
Tại Hà Nội những điểm đen ùn tắc như cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội hướng cầu Thanh Trì về Lạng Sơn, Bắc Giang, còn ra hướng Pháp Vân đi Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa... do lượng người về quê cũng như xe khách, xe cá nhân đổ về.
Trước "nỗi ám ảnh" không hồi kết đó, những kinh nghiệm dưới đây có thể sẽ giúp hành trình về quê của bạn thuận lợi hơn, đỡ vất vả hơn.

Ngay từ đầu giờ chiều ngày làm việc cuối cùng, nhiều tuyến đường, phố ra cửa ngõ thành phố đã xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh minh hoạ Gia Đoàn.
1. Khởi hành lệch giờ cao điểm
Tại những đô thị lớn như Hà Nội, khoảng thời gian ùn tắc kinh khủng nhất từ 15h đến 21h, bởi lượng người và xe rời Thủ đô về nghỉ lễ đông, đặc biệt trong ngày làm việc cuối cùng, do nhu cầu muốn nghỉ trọn vẹn cả 5 ngày nên nhiều người có ý định về sớm.
Để tránh tình trạng phải chờ thêm vài tiếng mới được lên xe hoặc nhích từng mét để di chuyển trên đường, nhiều người chọn xuất phát sớm hơn hoặc muộn hơn so với khung giờ đông đúc.
Đặc biệt, nhiều người rút kinh nghiệm từ những đợt nghỉ khác, họ chủ động sắp xếp công việc về quê từ sớm hơn 1-2 ngày để chuyến đi nhẹ nhàng hơn.
Thay vì đi vào sáng 29/4 hoặc 30/4, họ khởi hành từ tối 28/4 hoặc sáng sớm 29/4 để tránh dòng xe đổ dồn. Tương tự, khi quay lại thành phố, họ chọn ngày 3/5 hoặc sáng 4/5 thay vì chiều 4/5.
Tuy số ngày nghỉ ngắn hơn nhưng sẽ tránh được những khoảng thời gian mệt mỏi vì tắc đường, chờ đợi.
Nhiều tài xế xe khách khuyến cáo người dân để tránh bị mắc kẹt trên đường, hành khách nên đi chuyến muộn hẳn (21h-22h) hoặc lùi sang sáng sớm ngày hôm sau (4-6h) để đường thông thoáng, tránh mệt phải chờ đợi, mệt mỏi.

Tình trạng ùn tắc kéo dài đến tận đêm muộn khiến người dân mệt mỏi.
2. Theo dõi ứng dụng chỉ đường
Đối với những người dân lân cận Hà Nội, cách Hà Nội không quá xa như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,... người dân có thể sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy. Tuy nhiên người dân cũng cần lưu ý khung giờ di chuyển và chuẩn bị kĩ phương tiện để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.
Bên cạnh đó, người dân sử dụng phương tiện cá nhân là ô tô có thể theo dõi những cập nhật mới nhất từ các ứng dụng chỉ đường, theo dõi được tuyến đường ít đông đúc hơn để di chuyển, góp phần giảm tình trạng ùn tắc tại những cung đường cố định khác.
Ngoài ra, nhiều người dân cũng lựa chọn phương án nghỉ lễ theo phương án đơn giản hơn là ở lại Hà Nội, tham gia các hoạt động cộng đồng.
Ùn tắc giao thông dịp lễ 30/4 là điều không thể tránh khỏi, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng người dân vẫn có thể làm chủ hành trình về quê của mình.

Phương án phân luồng giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 tại Hà Nội
Sở Xây dựng Hà Nội đã có thông báo hướng dẫn phân luồng dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, cụ thể như sau:
Phương tiện từ TP Hà Nội đi các tỉnh phía Nam có thể theo các hướng: Trung tâm Hà Nội đi nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; trung tâm Hà Nội đi quốc lộ 1 cũ theo hướng Giải Phóng - Ngọc Hồi - quốc lộ 1 vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tại nút giao Vạn Điểm hoặc nút giao Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên).
Phương tiện có thể theo quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung) - ngã ba Ba La đi đường 21B - quốc lộ 38 để ra quốc lộ 1 cũ (nút giao Đồng Văn), hoặc vào nút giao Vực Vòng đi cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Một hướng khác là phương tiện đi quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung) - rẽ trái đi đường Phùng Hưng đến đường trục phía Nam rẽ trái đường tỉnh 427B ra ga Thường Tín để vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Phương tiện từ phía Nam đi về TP Hà Nội có thể theo các hướng: Tại nút giao Liêm Tuyền trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đi tỉnh lộ 494 - quốc lộ 21B - quốc lộ 6 (ngã ba Ba La, Hà Đông). Tại nút giao Vực Vòng trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, phương tiện đi theo hai hướng: Rẽ trái đi quốc lộ 38 - quốc lộ 21B - quốc lộ 6 (ngã ba Ba La, Hà Đông); hoặc rẽ phải đi quốc lộ 38 - qua cầu Yên Lệnh - quốc lộ 39A - đường tỉnh 379 - nút giao với vành đai 3 (cầu Thanh Trì).
Hướng phương tiện từ TP Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La...) và ngược lại như sau: Đại lộ Thăng Long - đường Tản Lĩnh - Yên Bài - cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; quốc lộ 6 - thị trấn Xuân Mai - Hòa Bình.
Phương tiện từ TP Hà Nội đi các tỉnh phía Đông (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương...) và ngược lại có thể theo các hướng: Đường Cổ Linh - nút giao vành đai 3 đường Cổ Linh - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; hoặc đường tỉnh 379 đi Hưng Yên, Hải Phòng; hoặc quốc lộ 5 cũ (Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận) đi Hải Dương.
Bài cùng chuyên mục
Nghỉ lễ không có nghĩa là phải tiêu nhiều: Đây là cách tôi vừa vui vừa giữ được tiền!
Trong kỳ nghỉ 30/4–1/5 kéo dài tới 5 ngày, nhiều người vội vã lên kế hoạch du lịch, mua sắm, xả láng. Nhưng với chị em biết tiêu đúng – không cần đi xa, không cần chi nhiều – kỳ nghỉ vẫn có thể rất trọn vẹn và… vẫn còn tiền khi quay lại làm việc.
Phạm Xuân Ẩn: Biểu tượng hòa bình và hòa hợp trong lịch sử tình báo Việt Nam
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, có sự đóng góp vô cùng quan trọng của một lực lượng đặc biệt – tình báo quân đội. Họ đã thầm lặng hy sinh, vượt qua bao hiểm nguy để góp phần đem lại thắng lợi chung của cả dân tộc vào ngày 30/4/1975 lịch sử. Trong những nhà tình báo xuất sắc của quân đội ta, không thể không nhắc đến nhà báo, Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Xuân Ẩn, "điệp viên hoàn hảo" mang bí số Z.21. Báo điện tử Chính phủ xin giới thiệu bài viết về ông từ góc nhìn của người Mỹ dựa trên các tài liệu của Tạp chí TIME, tài liệu giải mật của CIA…
Người dân TPHCM cắm trại chờ diễu binh mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam
Hàng ngàn người đã đổ về khu vực trung tâm TP.HCM từ chiều tối 29/4, cắm trại xuyên đêm, mang theo cả sự háo hức và tự hào để chờ đón khoảnh khắc lịch sử sáng 30/4.
Tôi luôn chật vật với tiền chợ dù đã tính toán kỹ càng, nhưng cuối cùng vẫn bị thiếu hụt – và thủ phạm không ngờ lại là những bữa ăn tưởng là “tiết kiệm”!
Không phải đồ đắt tiền, cũng không phải thói quen mua sắm vô tội vạ, mà chính những bữa ăn “giản dị” mới là nguyên nhân khiến nhiều bà nội trợ chật vật với tiền chợ. Một bà mẹ trẻ ở Hà Nội đã phát hiện ra điều này sau khi theo dõi lại toàn bộ kế hoạch bữa ăn trong 2 tháng liên tiếp.
Ngày làm việc cuối cùng: Hà Nội kẹt xe khi người dân về quê nghỉ lễ
Chiều tối 29/4, tại thành phố lớn như Hà Nội, hàng nghìn người dân đã bắt đầu rời khỏi trung tâm để trở về quê hoặc đi du lịch, chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày nhân dịp 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5.
Đường phố Hà Nội tắc dài từ chiều 29/4, "đại hội" về quê nghỉ lễ chính thức bắt đầu
Chiều 29/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, hàng nghìn người dân đã bắt đầu rời khỏi trung tâm để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau nhích từng chút một.