Từ vụ kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi: Đằng sau “lớp màng bảo vệ” bị thổi phồng, SPF thật sự là gì?

17/05/2025 19:08 (GMT+7)

Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin một sản phẩm kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi do không đạt chỉ số SPF như công bố. Theo thông báo từ cơ quan chức năng, lô sản phẩm kem chống nắng nói trên có chỉ số chống nắng trên nhãn (SPF 50) không phù hợp với kết quả kiểm nghiệm chỉ số chống nắng của mẫu thử (SPF 2,4).

Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo ngại và đặt ra một số nghi ngờ như: Cố tình ghi chỉ số cao để tạo cảm giác sản phẩm có khả năng chống nắng tốt, công thức sản phẩm không ổn định hay là kiểm nghiệm không đúng quy chuẩn quốc tế?

Từ vụ kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi: Đằng sau “lớp màng bảo vệ” bị thổi phồng, SPF thật sự là gì?- Ảnh 1.
Từ vụ kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi: Đằng sau “lớp màng bảo vệ” bị thổi phồng, SPF thật sự là gì?- Ảnh 2.

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body (hộp 1 túyp 100g) do không đáp ứng quy định.

Dù là do yếu tố nào đi chăng nữa thì rõ ràng việc sử dụng sản phẩm không có khả năng hiệu quả chống nắng như quảng cáo như vậy hoàn toàn có thể khiến da bị cháy nắng, sạm, đen, tăng nguy cơ nám hoặc lão hóa.

Đây không phải là lần đầu tiên một sản phẩm chống nắng bị "phanh phui". Trước đó, năm 2021, một số dòng sản phẩm kem chống nắng nổi tiếng quốc tế như Centella Green Level Unscented Sun bị rút khỏi thị trường vì chỉ số SPF thực tế chỉ bằng 1/3 so với quảng cáo.

Năm 2017, hãng kem chống nắng nổi tiếng Banana Boat (Úc) bị chỉ trích vì sản phẩm ghi SPF 50+ nhưng gây bỏng nắng nặng ở trẻ em. Sau đó, hãng phải kiểm nghiệm lại và cải tiến công thức.

Neutrogena và Aveeno (Mỹ) từng bị Johnson & Johnson thu hồi nhiều sản phẩm chống nắng dạng xịt do chứa benzene - một hóa chất có thể gây ung thư.

Từ vụ kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi: Đằng sau “lớp màng bảo vệ” bị thổi phồng, SPF thật sự là gì?- Ảnh 3.

Những vụ việc này cho thấy một điều là, không phải sản phẩm nào ghi SPF cao cũng đáng tin và người dùng cần hiểu chỉ số này để tự bảo vệ mình.

Vậy chỉ số SPF thực sự là gì? Có ý nghĩa ra sao? Người tiêu dùng cần hiểu thế nào để lựa chọn và sử dụng đúng?

SPF là gì? Đừng để bị "mê hoặc" bởi con số lớn

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB, loại tia gây cháy nắng, bỏng rát và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư da.

Ví dụ, SPF 30 nghĩa là sản phẩm giúp bạn chống nắng lâu hơn 30 lần so với không dùng gì. Nếu bình thường bạn bị cháy nắng sau 10 phút dưới nắng, thì với SPF 30, thời gian "bảo vệ lý tưởng" là khoảng 10 phút x 30 = 300 phút (5 tiếng).

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong điều kiện lý tưởng (bôi đủ lượng, không đổ mồ hôi, không lau mặt, không xuống nước). Mồ hôi, nước, ma sát và lượng kem bôi không đủ khiến hiệu quả giảm đi đáng kể.

Từ vụ kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi: Đằng sau “lớp màng bảo vệ” bị thổi phồng, SPF thật sự là gì?- Ảnh 4.

SPF cao có thật sự tốt hơn không?

Nhiều người tin rằng SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt, thậm chí coi SPF 100 là "tối thượng" - bôi vào là có thể yên tâm phơi nắng cả ngày. Nhưng thực tế không hoàn toàn đúng và có nhiều hiểu nhầm cần được làm rõ.

- Mức độ bảo vệ tăng theo SPF không tỷ lệ thuận tuyệt đối

Chỉ số SPF cho biết sản phẩm có thể lọc bao nhiêu phần trăm tia UVB - loại tia gây cháy nắng. Cụ thể, theo British Skin Foundation, chỉ số lọc tia UVB của các mức SPF như sau :

Chỉ số SPF

Khả năng lọc tia UVB

SPF 15

~93%

SPF 30

~97%

SPF 50

~98%

SPF 100

~99%

Có thể thấy: SPF 30 đã lọc được đến 97% tia UVB, SPF 50 chỉ nhỉnh hơn một chút (98%) và SPF 100 cũng chỉ thêm 1% nữa (99%). Điều này có nghĩa là, sự khác biệt từ SPF 30 lên SPF 100 là không đáng kể, nhưng lại có thể tạo cảm giác "miễn nhiễm với ánh nắng", khiến người dùng bỏ quên việc bôi lại sau 2 tiếng – yếu tố quan trọng hơn cả chỉ số.

Từ vụ kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi: Đằng sau “lớp màng bảo vệ” bị thổi phồng, SPF thật sự là gì?- Ảnh 5.

- SPF quá cao có thể gây phản tác dụng

Nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ số SPF cao thì khả năng chống nắng càng tốt, nhưng thực tế thì SPF cao thường đi kèm hàm lượng chất chống nắng hóa học cao hơn, điều này cũng làm tăng nguy cơ: Kích ứng da, đặc biệt ở người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ em; Tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn, bí da; Khó tẩy trang hơn, nếu không làm sạch kỹ có thể gây viêm da.

Nghiên cứu trên Journal of the American Academy of Dermatology (2011) cũng chỉ ra rằng, người dùng kem chống nắng SPF cao thường chủ quan, bôi ít hơn, và không thoa lại đủ lần, từ đó làm giảm hiệu quả bảo vệ thực tế.

Vậy nên chọn SPF bao nhiêu là hợp lý?

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến nghị, SPF từ 30 đến 50 là đủ cho hầu hết mọi người khi hoạt động ngoài trời.

Trường hợp cần SPF cao hơn (70–100) chỉ nên áp dụng cho:

- Người có tiền sử ung thư da

- Người bị bạch biến, lupus ban đỏ

- Da đang trong quá trình điều trị laser, peel, retinol nặng

Từ vụ kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi: Đằng sau “lớp màng bảo vệ” bị thổi phồng, SPF thật sự là gì?- Ảnh 6.

Các mức SPF và đối tượng phù hợp

SPF cao hơn không đồng nghĩa hiệu quả vượt trội hơn, mà chỉ giúp lọc thêm một lượng nhỏ tia UVB. Điều quan trọng hơn cả là bôi đúng liều lượng (2mg/cm²) và thoa lại sau mỗi 2 giờ. Với người dùng thông thường, SPF 30-50, phổ rộng (Broad Spectrum), chống nước là lựa chọn an toàn và khoa học nhất.

Chỉ số SPF

Khả năng lọc tia UVB

Thời gian bảo vệ ước tính

Phù hợp với ai/Trong điều kiện nào

SPF 15

~93%

~150 phút (2,5 giờ)

- Người chủ yếu ở trong nhà, văn phòng có ít tiếp xúc ánh nắng trực tiếp.

SPF 30

~97%

~300 phút (5 giờ)

- Người di chuyển nhẹ ngoài trời (đi học, đi làm, đón con...).

SPF 50

~98%

~500 phút (8 giờ)

- Người hoạt động ngoài trời nhiều: Bán hàng, đi bộ, chạy bộ, chơi thể thao.

SPF 50+

>98%

8+ giờ (theo lý thuyết)

- Người đi biển, leo núi, bơi lội, đi du lịch vùng nắng gắt.

SPF 70–100

~99%

Không khuyến nghị dùng lâu dài

- Người có bệnh lý da: bạch biến, lupus ban đỏ, sau laser. Dùng theo chỉ định bác sĩ.

Sử dụng kem chống nắng đúng cách: Bôi đúng mới có tác dụng

- Bôi trước khi ra nắng ít nhất 15-30 phút: Kem chống nắng (đặc biệt là loại hóa học) cần thời gian để hoạt hóa và tạo lớp màng bảo vệ da. Nếu bôi ngay khi ra khỏi nhà, tia UV đã tấn công da trước khi sản phẩm phát huy tác dụng.

- Bôi đủ liều lượng, không nên "tiết kiệm": Bôi quá ít kem chống nắng là sai lầm phổ biến của nhiều chị em. Lượng kem chống nắng chuẩn cần bôi là 2mg/cm² da. Ước tính bằng mắt thường:

Mặt và cổ: Khoảng 1/2 muỗng cà phê (tương đương 1 đốt ngón tay trỏ). Chia làm nhiều điểm nhỏ trên mặt (trán, má, mũi, cằm), rồi tán đều - tránh chỉ miết một lớp mỏng khắp mặt.

Cả cơ thể người lớn (mặc đồ bơi): Khoảng 2 thìa cà phê hoặc 1 lòng bàn tay kem chống nắng.

- Thoa lại sau mỗi 2 giờ, hoặc sau khi đổ mồ hôi nhiều; Bơi, tắm biển, lau mặt; Vận động thể thao ngoài trời.

Từ vụ kem chống nắng do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi: Đằng sau “lớp màng bảo vệ” bị thổi phồng, SPF thật sự là gì?- Ảnh 7.

Kem chống nắng không thay thế lớp che chắn vật lý, vì vậy, dù dùng SPF 100, bạn vẫn cần: Đội mũ rộng vành, mắc áo chống nắng, đeo kính râm chống UV. Đặc biệt trong khoảng giờ cao điểm tia cực tím từ 10h sáng - 3h chiều, càng cần chống nắng kỹ càng hơn.

6 bước dùng kem chống nắng đúng chuẩn:

Chọn đúng sản phẩm phù hợp loại da và nhu cầu

Bôi trước khi ra nắng 15–30 phút

Bôi đủ lượng khuyến cáo

Thoa lại sau 2 giờ hoặc khi đổ mồ hôi/nước

Không bỏ sót vùng tai, cổ, sau gáy, tay

Kết hợp che chắn vật lý để bảo vệ tối ưu

SPF không phải là con số "trang trí" trên bao bì mỹ phẩm. Nó là lời cam kết khoa học về mức độ bảo vệ da. Khi chỉ số này bị gian dối, dù vô ý hay cố ý, người chịu hậu quả trực tiếp là người tiêu dùng.

Vụ việc thu hồi kem chống nắng vừa qua là hồi chuông cảnh tỉnh, rằng trong thị trường mỹ phẩm đang "vàng thau lẫn lộn", người dùng cần trang bị kiến thức cơ bản để không bị lừa bởi một con số trên nhãn mác.

Bài cùng chuyên mục