Từng có thói quen giữ lại tất cả các loại hộp chuyển phát nhanh, chai nhựa, thùng bìa carton đã mua và nghĩ rằng có thể bán chúng đi để kiếm thêm chút tiền. Như vậy có thể sử dụng tối đa giá trị đồng tiền, nhưng chị Thanh Hà (sinh năm 1982, quận Hà Đông) cho biết, cách đó không những không thể giúp chị tiết kiệm mà còn tiêu hao nhiều năng lượng và đôi khi là "tiêu nhiều tiền hơn".
"Cách đây 1 thời gian, tôi thấy những quả trứng côn trùng màu trắng xuất hiện ở đáy hộp. Tôi thường không ăn uống ở khu vực này nên tự hỏi chúng ở đâu ra.
Tôi nhanh chóng mở các hộp và thấy nó xuất hiện ở tất cả các loại hộp. Tôi nghĩ sẽ ổn nếu tôi vứt những chiếc hộp đó đi, nhưng gần đây đã thấy trong nhà xuất hiện những loại bọ/côn trùng lạ. Ngay lập tức tôi tìm cách tiêu diệt chúng. Sau khi vệ sinh và khử trùng cả bên trong lẫn bên ngoài, cuối cùng tôi không còn thấy sâu bọ nữa... Tôi đã mất rất nhiều công sức và khá nhiều tiền bạc cho việc đó.
Thật sự rất buồn. Tôi từng nghĩ có thể tiết kiệm tiền bằng cách tái chế hoặc mua bán phế thải nhưng lại lãng phí nhiều năng lượng hơn và tiêu nhiều tiền hơn", đó là lúc chị Hà nhận ra có những kiểu hành vi tưởng chừng tiết kiệm nhưng hóa ra là vô ích.
![Làm việc chăm chỉ nhưng mãi không tiết kiệm được: Quan niệm tiêu dùng của người nghèo thực sự khủng khiếp! - Ảnh 1. Làm việc chăm chỉ nhưng mãi không tiết kiệm được: Quan niệm tiêu dùng của người nghèo thực sự khủng khiếp! - Ảnh 1.](https://afamilycdn.com/150157425591193600/2025/1/3/42b7f7f0d35f4e8b9c4ae80dbdd8d28atplv-tt-origin-webgif-17358890747721508632725.jpeg)
Dưới đây là 5 hành vi tiết kiệm vô ích mà chị Thanh Hà đã tích lũy và rút ra, mong các bạn không lặp lại sai lầm đó!
01.
Thích sưu tầm phế liệu
"Bộ sưu tập thùng carton" như câu chuyện đã kể trên là một bài học. Nó không thuận tiện cho việc vệ sinh và loại bỏ côn trùng. Chưa kể còn rất dễ có mùi và khiến căn nhà trở nên lộn xộn.
Muốn đủ số lượng để bán đi, bạn phải tích từng ngày, cần thời gian tối thiểu 2 tháng. Trong khoảng thời gian đó, nó không chỉ chiếm diện tích của căn phòng mà còn tạo thành nơi để vi khuẩn, côn trùng trú ngụ. Số tiền bạn thu được đảm bảo không đủ để trả cho việc vệ sinh căn phòng.
![Làm việc chăm chỉ nhưng mãi không tiết kiệm được: Quan niệm tiêu dùng của người nghèo thực sự khủng khiếp! - Ảnh 2. Làm việc chăm chỉ nhưng mãi không tiết kiệm được: Quan niệm tiêu dùng của người nghèo thực sự khủng khiếp! - Ảnh 2.](https://afamilycdn.com/150157425591193600/2025/1/3/4cfa98f19ca04aa9b84ef22cb1d5997btplv-tt-origin-webgif-1735889109394817983581.jpeg)
02.
Theo đuổi chủ nghĩa tiêu dùng ngắn hạn
Không có gì có thể thay thế được những thứ chất lượng.
Nếu bạn thay thế thứ mình thích bằng một món đồ có giá thấp hơn và cho rằng như vậy đang là tiết kiệm tiền thì thực chất, đó chỉ là kết quả của sự thỏa hiệp với chủ nghĩa tiêu dùng ngắn hạn, đồng nghĩa với việc lãng phí sau này.
Bạn nên tiết kiệm (hoặc chi tiêu) khi cần thiết. Đừng lấy lý do tiết kiệm để mua sắm những món đồ mang ý nghĩa thay thế.
Tốt hơn hết bạn nên tuân thủ chủ nghĩa tiêu dùng lâu dài và mua những món đồ yêu thích cũng như thực sự phù hợp với mình, đồng thời có thể sử dụng lâu dài. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp bạn có được cuộc sống tốt hơn.
03.
Đam mê mua đồ rẻ tiền
Một số thứ dường như tiết kiệm tiền vào thời điểm đó, nhưng trên thực tế, sức lực, thời gian và sự ưu ái dành cho chúng lại đắt hơn.
Khi tiết kiệm tiền, đừng chỉ nhìn vào giá thành trước mắt. Hãy suy nghĩ nhiều hơn về mức tiêu dùng tiềm ẩn của món đồ đó.
04.
Cố mua đủ số lượng để được giảm giá
Các sự kiện giảm giá, khuyến mại thường được áp dụng để kích cầu tiêu dùng. Đây là điều bạn bắt buộc phải nhớ và đừng cố mua những món đồ/số lượng đồ mà mình không cần dùng tới. Nó có thể mang tới cảm giác có lợi trước mắt nhưng tốn kém về lâu dài. Vì rõ ràng, những thứ không nằm trong kế hoạch của bạn chắc chắn là thứ bạn không thực sự cần. Và như vậy, khả năng cao là nó sẽ bị bỏ xó.
![Làm việc chăm chỉ nhưng mãi không tiết kiệm được: Quan niệm tiêu dùng của người nghèo thực sự khủng khiếp! - Ảnh 3. Làm việc chăm chỉ nhưng mãi không tiết kiệm được: Quan niệm tiêu dùng của người nghèo thực sự khủng khiếp! - Ảnh 3.](https://afamilycdn.com/150157425591193600/2025/1/3/6f7e058831b344b2a86854cc8408c052tplv-tt-origin-webgif-1735889180250953377563.jpeg)
05.
Ăn đồ cũ trước, đồ tươi mới sau
Bạn không nghe nhầm đâu! Đây chính là sai lầm tai hại bạn cần bỏ ngay. Ví dụ, khi mua những món đồ tươi sống như thực phẩm, trái cây, rau củ. Nếu bạn ăn những thứ sắp hỏng trước, giữ lại những trái còn tươi, ăn thừa trước khi ăn trái mới thì rất có thể những trái mới cũng sẽ tiếp tục hỏng khi bạn ăn đến nó.
Bạn cho rằng mình rất tằn tiện, nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng cơ thể mình không phải là thùng rác? Khi ăn không hết đồ ăn và trái cây, bạn nên nghĩ đến việc lần sau mua ít đồ ăn và trái cây hơn, hoặc kiểm soát lượng đồ ăn khi nấu ăn.
Nhiều người thường dồn suy nghĩ vào những việc vặt vãnh hàng ngày và những khoản tiêu dùng nhỏ nhặt. Họ cho rằng điều đó giúp bản thân tiết kiệm, nhưng không. Trái ngược hoàn toàn với những gì họ muốn, họ không những không thể tiết kiệm được tiền mà còn tiêu tốn rất nhiều công sức và thời gian. Hãy cân nhắc thật kĩ nhé!
Bài cùng chuyên mục
Xác định nguyên nhân tài xế Lexus đánh nam shipper ở Hà Nội
Qua làm việc, cơ quan CSĐT xác định nguyên nhân chỉ vì xuất phát từ va chạm giao thông nhỏ nhưng đã phát sinh mâu thuẫn và dẫn đến việc anh Tuấn đánh anh H. bằng chân, tay, mũ bảo hiểm, gây thương tích.
Cật lực tiết kiệm nhưng mãi không để ra được đồng nào: Quan niệm tiêu dùng sai lầm này thực sự khủng khiếp!
Tiết kiệm cũng cần đúng cách!
Thần dược Tamiflu và 6 sự thật cần biết Trước khi mua
Trước khi đổ xô mua dùng Tamiflu dẫn đến tình trạng loạn giá, bạn nên nắm rõ những sự thật này.
Người Hà Nội đổ về chùa Phúc Khánh cầu an trước ngày Rằm tháng Giêng
Tối 11/2, nhiều người đổ về chùa Phúc Khánh trên đường Tây Sơn (Hà Nội) dự lễ cầu an nhân ngày Rằm tháng Giêng.
7 ĐIỀU KIÊNG KỴ ở nhà bạn cần nhớ trong ngày Rằm tháng Giêng
Người xưa tin rằng, nếu không làm những điều đại kỵ này có thể giúp mọi người tránh được tai họa và xui rủi trong cuộc sống.
Sự sụp đổ của tứ đại thiếu gia Bắc Kinh và những bí mật chưa kể
Vào đầu thập niên 2000, Uông Tiểu Phi, Vương Kha, Vương Thước và Uông Vũ nổi lên với độ giàu có cũng như chuyện tình cảm ồn ào với dàn mỹ nhân Cbiz, được gọi là “Tứ đại thiếu gia Bắc Kinh”. Tuy nhiên, cả 4 nhân vật này đều vướng bê bối, rời xa thời hoàng kim của chính họ.