
Tình trạng bệnh nhi cải thiện sau quá trình cấp cứu điều trị tích cực. Ảnh: BVCC
Đây là một trong những trường hợp trẻ bị sốc giảm thể tích do tiêu chảy cấp nguy kịch nhất mà Khoa Nhi, Bệnh viện viện Bãi Cháy từng tiếp nhận điều trị.
Bệnh nhi là N.N.T.M. (3 tuổi, trú tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị tiêu chảy, sốt cao kèm theo nôn nhiều lần trong ngày. Bệnh nhi được chuyển cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng lơ mơ, ý thức kém, co giật toàn thân cơn ngắn, dấu hiệu sinh tồn ở mức nguy hiểm như nhịp tim đập nhanh trên 200/phút, sốt cao trên 40 độ, nhịp thở nhanh 60-70 lần/phút.
Sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán: Sốc giảm thể tích do tiêu chảy cấp mất nước nặng, suy thận cấp, rối loạn điện giải, rối loạn toan kiềm. Nếu không được xử trí đúng có thể tử vong trong thời gian ngắn.
Ngay lập tức, bệnh nhi được tập trung xử trí cấp cứu theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Sau hai ngày điều trị tích cực, trẻ đã thoát sốc, các chỉ số sinh tồn cải thiện, nhịp tim và nhịp thở giảm, không còn tình trạng mất nước, bắt đầu tự ăn, uống được.
Bác sĩ Đỗ Kiêm Thắng, Khoa Nhi cho biết: Thời tiết nắng nóng là thời điểm các bệnh lý về đường hô hấp và đường tiêu hóa ở trẻ tăng cao, đặc biệt là tiêu chảy cấp. Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao nên dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Chính vì vậy, các phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi quá trình nôn, đi ngoài của con. Nếu trẻ bị nôn nhiều, tiêu chảy nhiều lần trong ngày không thể kiểm soát được tại nhà, li bì, mệt mỏi, không ăn uống được cần đến bệnh viện khám để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng mất nước nặng do tiêu chảy đe dọa tính mạng của trẻ. Ngoài ra, cần sử dụng oresol theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn để bù nước – điện giải tại nhà cho trẻ, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả. Mùa hè nắng nóng với nền nhiệt cao kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển, gây bệnh lý tiêu chảy cấp ở trẻ.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chú ý vệ sinh ăn uống cho trẻ, ăn chín, uống sôi, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng tăng sức đề kháng, đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám khi tình trạng tiêu chảy có những dấu hiệu kéo dài hoặc bất thường để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.
Bài cùng chuyên mục
2 con bị lạc giữa chốn "đông đến nghẹt thở" tại Disneyland, Nhật Bản, nhờ 7 điều này mà tìm lại bố mẹ rất nhanh
Nhờ những điều được dạy từ trước mà bố mẹ đã nhanh chóng tìm được các con của mình.
Chế độ ăn Địa Trung Hải giúp giảm cân hiệu quả và sức khỏe bền vững
Chế độ ăn Địa Trung Hải bắt nguồn từ thói quen ăn uống truyền thống của người dân sống quanh vùng Địa Trung Hải, bao gồm các quốc gia như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha.
Việt Nam có loại cây chống rụng tóc, phục hồi hư tổn cực tốt
Đây là loại cây chịu khô hạn rất tốt, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam và vùng ven biển miền Trung nước ta.
Clip sốc: Tài xế xe buýt bất ngờ mở cửa “tấn công” xe máy chở theo phụ nữ và trẻ nhỏ giữa ngã tư đông người
Mới đây, đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội đã ghi lại một tình huống giao thông gây bức xúc: một chiếc xe buýt đang dừng chờ đèn đỏ bất ngờ mở cửa đập vào chiếc xe máy chở phụ nữ và em nhỏ trên xe.
10 món phụ nữ tuổi 40+ nên có trong vali du lịch: Gọn nhẹ – đúng chỗ – không lo thiếu
Ở tuổi 40+, tôi không còn mang cả tủ đồ theo mỗi lần đi chơi. Tôi mang đúng 10 món – đủ dùng, gọn nhẹ, không phát sinh, không quên thứ cần. Đây là danh sách đã giúp tôi tự tin đi chơi 3–5 ngày mà không phải mất tiền mua lại đồ, không phải lo “bỏ quên điều gì”.
Diễn biến mới vụ dầu gội Hanayuki bị thu hồi, tiêu hủy: Nhà máy gửi thư xin lỗi công ty Đoàn Di Băng
Bài đăng này không những không giải quyết vấn đề mà lại khiến cư dân mạng đặt dấu hỏi về trách nhiệm của vợ chồng Đoàn Di Băng.