Đừng chần chừ nữa, bố mẹ thông minh sẽ biết "dọn rác" cho não con, cách ly bé khỏi vũ trụ brainrot kinh hoàng!

15/07/2025 08:00 (GMT+7)

"Mẹ ơi, bật video cho con đi, cái có con mèo nhảy nhảy á!", mỗi lần nghe con nói câu đó, chị Huyền (Hà Nội) vừa thương, vừa… lo. Bé Bo – con trai đầu lòng của chị năm nay mới lên 5 tuổi nhưng có thể xem liên tục cả giờ đồng hồ những đoạn clip TikTok cắt dựng giật nhanh, âm thanh remix xập xình, nhảy từ cảnh này sang cảnh khác trong vài giây. Mỗi lần mẹ tắt màn hình, con lập tức cáu gắt, gào khóc.

"Tôi từng nghĩ video con thích thì cứ bật, có sao đâu. Nhưng dạo gần đây tôi nhận ra, con không thể ngồi yên làm việc gì quá 3 phút, kể cả chơi xếp hình hay nghe kể chuyện. Đầu óc cứ như… bị kích điện", chị Huyền chia sẻ.

Đừng chần chừ nữa, bố mẹ thông minh sẽ biết "dọn rác" cho não con, cách ly bé khỏi vũ trụ brainrot kinh hoàng!- Ảnh 1.

"Bữa ăn não bộ" bị đầu độc bởi tốc độ

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng trẻ em sẽ không bị ảnh hưởng bởi các video ngắn, miễn là nội dung "không độc hại". Nhưng khoa học cho thấy, vấn đề không nằm ở nội dung mà ở chính tốc độ của video.

Các video giật cảnh, các nhân vật hình thù kì quái, nhạc nền remix gấp gáp, ánh sáng lập lòe chính là một "bữa ăn siêu kích thích" mà bộ não non nớt của trẻ chưa kịp tiêu hóa.

Theo Trung tâm Phát triển Trẻ em của Đại học Harvard (Center on the Developing Child), trẻ dưới 10 tuổi đang trong giai đoạn hình thành mạng lưới thần kinh chịu trách nhiệm cho khả năng chú ý, ghi nhớ và điều tiết cảm xúc. Khi tiếp xúc quá nhiều với nội dung kích thích cao độ, não trẻ sẽ tiết dopamine liên tục – hormone tạo cảm giác "phấn khích tức thời".

Harvard cảnh báo: "Dopamine overload" khiến trẻ nghiện sự hào hứng ngắn hạn, giảm khả năng kiên trì với các hoạt động cần sự tập trung lâu dài như đọc sách, học bài, thậm chí là chơi trò chơi xếp hình.

Tổ chức UNICEF cũng nhấn mạnh trong báo cáo 2023: "Môi trường truyền thông tốc độ cao tạo ra một 'nền văn hóa chú ý rời rạc', nơi trẻ không thể duy trì sự tập trung quá vài phút và dần đánh mất khả năng học hỏi sâu".

Đừng chần chừ nữa, bố mẹ thông minh sẽ biết "dọn rác" cho não con, cách ly bé khỏi vũ trụ brainrot kinh hoàng!- Ảnh 2.

Não trẻ bị "ngộ độc hình ảnh"

Một video TikTok 15 giây trung bình có trên 20 lần chuyển cảnh, nhạc nền remix tốc độ cao, hình ảnh quái dị – tất cả khiến não trẻ liên tục bị kéo sang trạng thái "cảnh báo cao độ".

Ban đầu, não tiết dopamine để tạo cảm giác vui vẻ. Nhưng khi dopamine bị kích thích quá thường xuyên, não mất dần cảm giác hứng thú với mọi thứ khác, bao gồm cả trò chơi ngoài trời, sách, hay giao tiếp thực tế.

"Đó là lý do vì sao con bạn có thể ngồi dán mắt vào màn hình TikTok 1 tiếng không chán, nhưng lại không thể tập trung nghe giảng 5 phút ở lớp" – Trích báo cáo khoa học của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP, 2022).

Đừng chần chừ nữa, bố mẹ thông minh sẽ biết "dọn rác" cho não con, cách ly bé khỏi vũ trụ brainrot kinh hoàng!- Ảnh 3.

Hết video lại đến game brainrot "xâm chiếm"

Vậy phụ huynh nên làm gì để "dọn rác" cho não con?

Giải pháp không phải là "cấm tuyệt đối màn hình", mà là chuyển đổi sang các nội dung low-stimuli (kích thích thấp), giúp não trẻ có thời gian nghỉ ngơi, tái lập hệ thần kinh tập trung.

Dưới đây là một số gợi ý nội dung thay thế lành mạnh, được khuyến nghị bởi các chuyên gia tâm lý giáo dục quốc tế:

Thể loại

Ví dụ cụ thể

Slow TVVideo thiên nhiên, cảnh nấu ăn chậm rãi, chương trình như "Old Enough!" (Nhật)
Sách tranhTruyện tranh không âm thanh, hình minh họa lớn như "The Snowy Day", "Goodnight Moon"
Audio bookTruyện kể bằng giọng nói chậm, ngắt nhịp tự nhiên như Wondery Kids, Spotify Kids
Trò chơi không màn hìnhLego, xếp hình, tô màu, đất nặn – các hoạt động dùng tay và óc tưởng tượng
Video học tập chậm rãiChuỗi dạy học nhẹ nhàng như StoryBots, Peppa Pig bản gốc, Pocoyo (chế độ lặng)

Con trẻ không cần TikTok để vui vẻ. Con chỉ cần một người lớn đủ hiểu để chọn đúng cách cho não bộ con được thở.

Nếu bạn từng thấy con mình ngồi im lặng hàng giờ chỉ vì một chiếc màn hình... hãy tự hỏi: Đó có thật là sự tập trung, hay chỉ là sự tê liệt thần kinh vì bị kích thích quá đà?

"Dọn rác" cho nhà thì ai cũng biết nhưng "dọn rác" cho não con mới là điều cấp thiết nhất bây giờ, đừng chần chừ nữa bố mẹ ơi!

Bài cùng chuyên mục