Nóng gan thường gây ra vấn đề mất ngủ, và một phần lý do xuất phát từ hormone melatonin. Hormone này thường được sản xuất để giúp cơ thể thư giãn và tạo cảm giác buồn ngủ, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ. Khi gan bị tổn thương, đặc biệt trong tình trạng nóng gan, việc sản xuất melatonin có thể bị ảnh hưởng. Khi nóng gan xảy ra, chức năng gan suy giảm, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin vào buổi tối, gây ra tình trạng mất ngủ.
Hơn nữa, tổn thương chức năng gan có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu và chán ăn, tác động gián tiếp tới khả năng ngủ.
Để ngăn tình trạng nóng gan và cải thiện giấc ngủ, bạn có thể tận dụng các loại rau phổ biến nấu thành các món ăn. Dưới đây là 3 loại rau rất tốt trong việc nuôi dưỡng - làm mát - thải độc gan, giảm căng thẳng thần kinh, lợi cho giấc ngủ.
1. Lá cần tây = Lá cần tây hấp
Trên thực tế, lá cần tây không hề thua kém dinh dưỡng so với thân cần tây mà còn giàu dinh dưỡng hơn rất nhiều. Hàm lượng beta carotene và flavonoid, vitamin C, vitamin B1, protein và canxi trong lá cần tây vượt xa trong thân cây. Ăn lá cần tây còn có tác dụng làm dịu gan, giảm lượng chất béo tích tụ trong gan, bảo vệ và hỗ trợ gan sản xuất các enzyme chuyển hóa chất béo và độc tố; thanh nhiệt; xua gió và trừ ẩm; giảm khó chịu và sưng tấy; củng cố dạ dày và cầm máu; hạ huyết áp; làm sạch ruột; làm ẩm phổi và giảm ho. Ngoài bảo vệ gan, các dưỡng chất này cũng giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng khác khỏi những tổn thương do oxy hóa và sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
Nguyên liệu làm món lá cần tây hấp
200g lá cần tây, 20g tinh bột bắp, 50g bột mì, một chút muối, 2 thìa canh nước tương, 5 tép tỏi, 1-2 quả ớt (tùy thích), 1/2 thìa canh đường, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh dầu mè, 1 thìa canh dầu ăn.
Cách làm món lá cần tây hấp
Bước 1: Lá cần tây bạn rửa sạch nhiều lần sau đó vớt ra để ráo nước. Cho lá cần tây đã ráo nước vào âu trộn, thêm dầu ăn và chút muối vào dùng đũa nhẹ nhàng trộn đều. Sau đó bạn cho tinh bột bắp và bột mì vào. Sau đó đeo găng tay thực phẩm vào rồi trộn nhẹ nhàng để bột phủ đều lên lá cần tây.
Bước 2: Bạn cho lá cần tây vừa trộn bột vào khay/đĩa sâu lòng. Sau đó cho vào nồi chiên không dầu có chức năng hấp. Lá cần tây rất nhanh chín nên thời gian hấp không quá dài, sẽ từ 8-10 phút. Nếu bạn hấp bằng nồi hấp thông thường thì cần đun sôi nước trước, rồi mới cho đĩa lá cần tây lên xửng và hấp trong vòng 8-10 phút. Lá cần tây hấp chín sẽ co lại và xẹp xuống.
Bước 3: Tiếp theo bạn chuẩn bị 1 bát để pha nước sốt chấm. Bạn bóc vỏ tỏi rồi đập dập rồi băm nhỏ, ớt cắt thành từng khoanh nhỏ rồi cho vào bát. Tiếp theo là thêm nước tương và dầu hào vào. Sau đó thêm lượng đường thích hợp với khẩu vị. Nêm thêm dầu mè và cuối cùng cho một chút nước vào. Dùng thìa khuấy đều các nguyên liệu là đã có bát nước chấm thơm ngon.
Bước 4: Sau khi lá cần tây hấp chín, bạn lấy ra đĩa. Khi ăn, bạn chấm lá cần tây hấp vào nước sốt, chỉ cần ăn một miếng là sẽ không thể dừng lại.
Thành phẩm món lá cần tây hấp
Món lá cần tây hấp thơm ngon và bổ dưỡng đã sẵn sàng. Món ăn có vị thanh mát, ăn kèm với một ít nước sốt rất hợp vị và sảng khoái. Lá cần tây chứa nhiều thành phần vi lượng, có thể xoa dịu thần kinh giúp tinh thần được thư giãn, cảm thấy nhẹ nhõm. Đồng thời nó giúp làm giảm chứng suy nhược thần kinh và mất ngủ. Do đó để cải thiện chứng mất ngủ bạn hãy thường xuyên bổ sung lá cần tây hấp vào thực đơn của mình nhé!
2. Rau húng quế (húng quế trắng) = Rau húng trắng xào tỏi
Húng quế là một trong những loại rau quen thuộc được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn, giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Trong cây húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa cao như axit rosmarinic, flavones, flavanone, giúp chống lại hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ tốt cho gan. Đồng thời, các chất này giúp giải độc gan và làm giảm sự tích tụ chất béo. Dùng lá húng quế thường xuyên sẽ giúp giải độc các enzyme và bảo vệ gan. Tinh dầu thơm trong húng quế giúp giảm stress tốt. Húng quế chứa adaptogen, một trong những chất chống căng thẳng nổi tiếng nhất. Do đó, húng quế giúp làm dịu hệ thần kinh, sẽ cho bạn giấc ngủ sâu hơn, khi thức dậy tinh thần sảng khoái hơn.
Nguyên liệu làm món rau húng trắng xào tỏi
350g rau húng trắng (húng quế trắng), 3-5 tép tỏi, một chút muối, 1 thìa canh tinh chất cốt gà (hoặc bột nêm), một chút đường, lượng dầu ăn thích hợp.
Cách làm món rau húng trắng xào tỏi
Bước 1: Rau húng trắng mua về bạn nhặt bỏ lá úa, cọng già. Sau đó rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5-10 phút. Vớt rau húng trắng ra rổ và để ráo nước. Tỏi bạn bóc vỏ, thái lát mỏng.
Bước 2: Đun nóng dầu ăn trong chảo. Sau đó bạn cho các lát tỏi vào xào đến khi dậy mùi thơm. Tiếp theo bạn cho rau húng trắng vào xào trên lửa lớn. Khi rau xẹp xuống, đổi màu thì bạn thêm chút muối và một ít đường vào, xào đều.
Bước 3: Sau đó bạn nêm thêm một ít tinh chất cốt gà hoặc bột nêm, đảo đều. Xào rau cho đến khi mềm và nước tiết ra thì tắt bếp rồi thêm một ít hạt kỷ tử đã rửa sạch vào. Sau đó bạn cho rau húng trắng xào tỏi ra đĩa là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món rau húng trắng xào tỏi
Rau húng trắng xào tỏi là một món ăn đơn giản, thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Món ăn có mùi thơm thanh mát, giòn đặc trưng của rau húng trắng kết hợp với các nguyên liệu gia vị như tỏi, kỷ tử... càng tăng thêm vị đậm đà, hợp khẩu vị. Món ăn này có thêm kỷ tử - loại hạt chứa nhiều betaine hydrochloride, có khả năng làm tăng hàm lượng phospholipid trong gan và huyết thanh, qua đó giúp bảo vệ lá gan trước những tác nhân gây bệnh. Kỷ tử hỗ trợ mát gan, thải độc nhanh chóng.
3. Rau xà lách = Xà lách luộc
Xà lách là một loại rau rất phổ biến, giàu vitamin B, vitamin C, carotene, niacin và khoáng chất. Rau xà lách có tác dụng bảo vệ gan rất tốt. Ngoài ra, các nhà khoa học thuộc Đại học Texas A&M (Hoa Kỳ), đã phát hiện Indol (C8H7N) - hợp chất có trong vi khuẩn đường ruột và các loại rau họ cải, có khả năng kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ. Trong rau xà lách cũng chứa nhiều chất lactucarium giúp thúc đẩy giấc ngủ. Do đó, chúng ta thường xuyên ăn rau xà lách có thể nuôi dưỡng và bảo vệ gan đồng thời giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng, ngon giấc.
Nguyên liệu làm món xà lách luộc
2 cây xà lách, 10g tỏi, 15g nước tương vị nấm, 1 quả ớt ngọt (hoặc ớt cay tùy sở thích), 10g dầu mè.
Cách làm món xà lách luộc
Bước 1: Rau xà lách bạn đem tách rời từng lá ra khỏi gốc, sau đó rửa sạch rồi để ráo nước. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập và băm nhỏ. Ớt cắt thành các dải dài và mỏng. Đun sôi một nồi nước, cho vài giọt dầu ăn vào. Sau đó bạn thả rau xà lách vào chần trong 5 giây rồi vớt ra.
Bước 2: Xếp xà lách ra đĩa, rắc tỏi băm và ớt thái sợi lên. Đun nóng dầu mè rồi rưới đều lên phần tỏi băm và ớt cắt sợi để dậy mùi thơm. Sau đó rưới đều nước tương lên và dùng ngay.
Thành phẩm món rau xà lách luộc
Xà lách luộc là món ăn dễ đến mức vụng về mấy cũng làm được. Món ăn này chỉ sử dụng vài gia vị đơn giản, nhưng làm dậy mùi thơm, khi ăn rất ngon miệng và sảng khoái.
Bài cùng chuyên mục
Clip người dân giải cứu cháu bé 4 tuổi nghi bị bắt cóc ở Hải Phòng, bất ngờ phản ứng của nghi phạm
Khi Thu đang dắt cháu T.M. đi trên đường thì bị người dân chặn lại.
Thời trang sau sinh của Doãn Hải My: Mặc gì cũng đẹp, quý phái và thanh lịch, đúng chuẩn tiểu thư Hà thành
Lần nào lên đồ, mẹ bỉm Doãn Hải My cũng nhận về loạt lời khen.
3 quy tắc vàng cha mẹ phải dạy trẻ trước 6 tuổi
Trước khi trẻ được 6 tuổi, cha mẹ nên thiết lập 3 quy tắc, nếu không thực hiện được có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.
Loạt sao Hollywood phát cuồng với phương pháp trẻ hóa PDLLA có giá bao nhiêu:
Không phải filler, đây mới là phương pháp cải lão hoàn đồng, là thứ chúng ta tin rằng có thuốc trẻ mãi không già thật sự!
Táo đỏ trở thành mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất trong ngày Tết
Cần ghi nhớ những điều kiêng kỵ khi ăn táo đỏ để tránh rước hại vào thân.
Những người xa quê quá "sợ" Tết vì áp lực chi tiền và câu chuyện họ hàng làng xóm hỏi thăm
Đối với một số người, "về nhà ăn Tết" đã trở thành áp lực.