Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể người mẹ bị giảm sút. Cúm có thể gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm não… thậm chí gây tai biến thai kỳ. Phụ nữ mang thai mắc cúm trước tuần 37 có nguy cơ cao sinh non, sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu không phản ứng nhanh với bệnh tật như trước gây khó khăn để chống chọi với bệnh tật. Hơn nữa, phổi của mẹ bầu cần nhiều oxy hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, do đó, việc mắc bệnh cúm có thể khiến mẹ bầu khó thở, tạo ra sự căng thẳng khi mang thai và gây ảnh hưởng đến em bé.
Mẹ bầu có nên tiêm phòng cúm không?
Đây là câu hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn. Và câu trả lời là Có. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho mẹ bầu là cách an toàn để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin cúm cũng giúp bảo vệ con khỏi bệnh cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh, đặc biệt là giai đoạn trẻ còn quá nhỏ để tiêm vắc xin.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng cúm bao gồm:
- Những người bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin (ví dụ như gelatin, thuốc kháng sinh hoặc các thành phần khác).
- Những người có tiền sử bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vắc xin cúm trước đó.
- Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin cúm, mẹ bầu cần trao đổi kỹ với bác sĩ về lịch sử tiêm phòng và tình trạng bệnh lý nếu có của mình.
Tiêm vaccine cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu tiêm vaccine phòng cúm giúp bảo vệ bé trong thai kỳ và trong vài tháng đầu sau sinh. Kháng thể mẹ bầu xây dựng sau khi tiêm vắc xin cúm sẽ được truyền thụ động qua cho bé, bảo vệ con trong những năm tháng đầu đời trước mầm bệnh cúm. Hơn nữa, khi mẹ bầu có kháng thể và không mắc bệnh, mẹ sẽ không lây bệnh cho bé. Từ đó, mẹ và bé không có nguy cơ bị các triệu chứng và biến chứng của bệnh cúm ảnh hưởng.
Mẹ bầu đã tiêm phòng cúm có khả năng bị cúm không?
Tiêm phòng cúm giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cúm nhưng không thể phòng bệnh cúm 100%. Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh cúm hơn khi mẹ tiêm chủng không đúng thời điểm hoặc không theo phác đồ, sống trong ở nơi có dịch bệnh bùng phát, liên tục tiếp xúc với người đã mắc bệnh hoặc mắc một số bệnh lý khiến vắc xin không đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Mẹ bầu tiêm vắc xin cúm khi nào là tốt nhất?
Vắc xin phòng cúm có thể được tiêm trước và trong thai kỳ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo thông tin kê toa từ các nhà sản xuất, cũng như khuyến cáo của WHO, CDC Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin cúm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Tuy nhiên, dữ liệu hiện có cho thấy việc tiêm vắc xin cúm ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ được nghiên cứu nhiều hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, thai nhi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu tiêm vắc xin cúm trong thai kỳ, thời điểm lý tưởng nhất là vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sự yên tâm cho mẹ bầu.
Những lưu ý khi tiêm phòng cúm cho phụ nữ mang thai
- Trước khi tiêm phòng, mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử dị ứng với bất kỳ loại vắc xin nào.
- Nên chọn các trung tâm tiêm chủng uy tín, có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm để thực hiện tiêm chủng.
- Tìm hiểu trước các loại vắc xin cúm có thể tiêm cho bà bầu. Trong quá trình khám sàng lọc, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
- Trước khi tiêm vắc xin nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Nếu có các dấu hiệu bất thường như đau đầu dữ dội, khó thở, mẩn ngứa, sưng tấy tại vị trí tiêm sau khi tiêm… cần báo ngay cho nhân viên y tế. Khi về nhà cần theo dõi sức khỏe, vị trí tiêm trong vòng 24 – 48 giờ tiếp theo. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Uống nhiều nước và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
(Tổng hợp)
Bài cùng chuyên mục
Người phụ nữ dành 8 năm trời chỉ để chăm trồng 1 cây lan càng cua, kết quả nhận về siêu bất ngờ
Lan càng cua khi bung nở vô cùng đẹp, nhưng việc trồng và chăm sóc nó thì không dễ chút nào.
Thực đơn giúp Từ Hy Viên giảm ngoạn mục 24kg: 1 chi tiết cho thấy cô đã quá khắt khe với mình
Để đạt được cân nặng lý tưởng, Từ Hy Viên áp dụng chế độ ăn kiêng vô cùng nghiêm ngặt với nguyên tắc chính là cắt giảm tối đa lượng tinh bột, chất béo và đường, đồng thời bổ sung nhiều protein và rau xanh.
Cô gái khỏa thân rơi khỏi ô tô gây xôn xao
Được biết, vụ việc hi hữu trên xảy ra vào đêm qua (3/2).
8 món đồ nhìn thì đơn giản nhưng lại có thể biến phòng tắm nhà bạn thành spa chuyên nghiệp
Chỉ với một vài món đồ cơ bản là bạn đã hô biến phòng tắm của gia đình tuyệt vời và đẳng cấp như trong spa.
Bí quyết giảm cân của Từ Hy Viên và hậu quả sức khỏe
Sự khắt khe trong ăn uống có thể là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe của Đại S bị ảnh hưởng.
Hoá ra câu "mẹ giữ lì xì cho sau này lớn mẹ trả" là thật, bức ảnh phong bao đỏ chót bất ngờ viral MXH
Phải tin mẹ nhé, các bé ơi!