Mới đây trong một hội nhóm cư dân trên mạng xã hội, một người phụ nữ chia sẻ tình huống dở khóc dở cười của bản thân khi đi chợ mua thực phẩm cho gia đình. Cụ thể cô viết: "Các bác cho em hỏi thịt như thế này là bị làm sao đấy ạ? Cắt ra nó bị như thế này!". Kèm theo chú thích là video ghi lại cận cảnh miếng thịt lợn, với lượng lớn sốt lỏng màu trắng ở giữa sau khi miếng thịt được cắt ra.
Bên dưới phần bình luận, nhiều người khác cũng tỏ ra hoang mang không rõ nguyên nhân vì sao miếng thịt lại xuất hiện tình trạng như trong video. Số khác lại hoài nghi về độ chân thực của video, liệu đây có phải chỉ là tình huống được dựng lên để tạo sự chú ý hay không.

Hiện thượng bất thường ở miếng thịt được người phụ nữ đăng tải (Ảnh A.Tuyết)
Hiện tại vẫn chưa rõ độ xác thực của miếng thịt trong video. Tuy nhiên qua câu chuyện, nhắc nhở những người mua hàng rằng khi đi chợ, nếu gặp miếng thịt có tình trạng trên hoặc những tình trạng bất thường tương tự, tốt nhất không nên mua. Bởi những dấu hiệu này cho thấy đây không phải là một miếng thịt đảm bảo chất lượng, an toàn với người sử dụng.
Cẩn thận với những đốm trắng trên thịt lợn!
Trên thực tế, khi đi mua thịt lợn, hầu hết các chuyên gia, bác sĩ đều cảnh báo người dùng phải đặc biệt cẩn trọng khi thấy dấu hiệu này ở thịt. Đó chính là những đốm, hạt trắng li ti ở những thớ thịt. Các loại hạt, đốm này có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Chúng thường tập trung thành cụm, đặc biệt là trên các cụm cơ hoặc mảnh thịt. Hoặc người mua có thể quan sát ở cơ đùi, cơ vai, cơ chân, cơ hoành, cơ gốc lưỡi của con lợn.
Những miếng thịt lợn xuất hiện đốm, hạt trắng này, có khả năng rất cao là đã nhiễm sán. Các đốm, hạt trắng chính là ấu trùng sán. Ấu trùng này đi vào đường tiêu hóa của lợn, di chuyển khắp nơi và quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh.

Những hạt, đốm trắng thể hiện thịt lợn khả năng cao đã bị nhiễm sán (Ảnh minh họa)
Ấu trùng sán thường được bắt gặp nhiều nhất là ấu trúng sán lợn gạo - tên khoa học là cysticercus cellulosae. có hình giống hạt gạo, đầu màu trắng đục, cứng, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.
Về cơ bản khi mua thịt về và làm chín kỹ, ấu trùng sán cũng sẽ bị tiêu diệt và ít có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, tốt hơn hết người mua vẫn nên cẩn trọng và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua miếng thịt đã nhiễm sán.
Các chuyên gia nhấn mạnh, tốt nhất, thịt lợn nổi đốm trắng không nên mua, không nên ăn mà cần vứt bỏ.
Những dấu hiệu cho thấy thịt lợn không an toàn
Bên cạnh những hạt, đốm trắng, dưới đây là những dấu hiệu khác cảnh báo miếng thịt lợn không đảm bảo chất lượng, không an toàn, người mua cần cẩn trọng trước khi mua.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là thịt có màu đỏ sẫm, nhão hoặc bốc mùi hôi bất thường. Đây có thể là biểu hiện của thịt đã bị hỏng hoặc nhiễm vi khuẩn. Khi phát hiện những đặc điểm này, người dân nên tránh mua và tiêu thụ, đồng thời cần kiểm tra kỹ nguồn gốc thịt.

Người mua nên cẩn trọng với những miếng thịt lợn có màu đỏ quá sẫm (Ảnh minh họa)
Lớp mỡ có độ dày bất thường, mềm nhão và có màu vàng nhạt cũng là dấu hiệu đáng nghi. Theo các chuyên gia, lợn nhiễm sán thường có lớp mỡ dày hơn bình thường do quá trình tăng cân không tự nhiên. Mỡ mềm nhão, màu sắc không đồng đều có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Thêm vào đó, thịt mềm nhão, thiếu độ đàn hồi khi ấn tay vào cũng không đảm bảo chất lượng. Thịt ôi thiu hoặc nhiễm bệnh thường mất đi tính đàn hồi đặc trưng và có kết cấu bất thường.
Cuối cùng là khi mua thịt về, dù đã chế biến, nấu chín kỹ nhưng thịt vẫn còn rất dai, khó nhai. Điều này có thể bắt nguồn từ việc thịt đã nhiễm sán, khiến cấu trúc cơ bị biến đổi, dẫn đến tình trạng thịt cứng và dai bất thường dù đã được nấu lâu.

Ảnh minh họa
Một bài viết trên trang chủ của Trung tâm Y tế Quận 12 TP.HCM đưa thêm ra lời , thịt lợn đạt tiêu chuẩn an toàn thường có bề mặt khô ráo, màu đỏ hồng hoặc đỏ đậm, bóng nhẹ, phần mỡ săn chắc và có mùi đặc trưng của thịt tươi. Khi chạm tay vào, thịt có độ đàn hồi vừa phải, không để lại dấu vết và không bám dính vào ngón tay.
Sau khi chế biến, thịt tươi thường cho ra nước luộc trong, có mùi thơm đặc trưng, lớp váng mỡ nổi trên bề mặt tạo thành các vết lớn rõ rệt, không vẩn đục hay có mùi lạ.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người dân nên ưu tiên mua thịt tại các cửa hàng thực phẩm uy tín hoặc hệ thống siêu thị có nguồn cung rõ ràng, được kiểm định. Trong trường hợp không thể xác minh được nguồn gốc, cần luộc thịt kỹ trong nước sôi trước khi sử dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
Bài cùng chuyên mục
Từ tuổi 50, hãy buông bỏ để sống nhẹ hơn: Dọn nhà kiểu mới giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc
Đến tuổi 50, dọn dẹp không còn là chuyện "sạch – đẹp" đơn thuần. Đó là một chiến lược sống: buông bớt đồ đạc, cắt giảm chi tiêu, giải phóng năng lượng và đặt nền móng tài chính cho cuộc sống giai đoạn hai – nhẹ nhàng và vững vàng hơn.
Nữ hoàng Elizabeth (Anh) luôn ăn 1 loại rau để trường thọ
Nữ hoàng Elizabeth rất thích loại rau này vì chẳng những ngon mà còn tốt cho tuổi thọ, ai biết cũng mua về ăn theo.
Phong độ kinh ngạc của nữ minh tinh U80: Không botox hay thẩm mỹ quá đà vẫn khiến nhiều gái trẻ "thua xa", dù thế nào cũng giữ một quan điểm
Dù đã bước sang tuổi 80, nữ minh tinh vẫn luôn xuất hiện với vẻ ngoài thanh lịch, thân hình săn chắc và thần thái đầy tự tin.
Mẹ tôi chỉ đi siêu thị 2 lần mỗi tháng suốt 10 năm và tiết kiệm hơn 20 triệu đồng mỗi năm nhờ một thói quen đơn giản
Với nhiều người, đi siêu thị là việc hàng tuần, thậm chí vài ngày một lần. Nhưng mẹ tôi thì ngược lại. Suốt 10 năm qua, bà chỉ đi siêu thị đúng 2 lần mỗi tháng, và chính thói quen tưởng chừng nhỏ ấy đã giúp bà tiết kiệm trên 20 triệu đồng mỗi năm – hoàn toàn không cần thắt lưng buộc bụng, chỉ nhờ kiểm soát hành vi tiêu dùng.
Người phụ nữ hoảng hốt khi mua thịt lợn có dấu hiệu bất thường tại chợ
Xem xong video, ai cũng phải cảm thán và không hiểu miếng thịt thật sự gặp phải vấn đề gì.
Nguyên Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm bị bắt do vụ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Ngày 13/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và Lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế, cùng 4 cán bộ cấp dưới, để điều tra về hành vi “Nhận hối lộ”. Đây là diễn biến điều tra mở rộng vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả.