Một người phụ nữ 23 tuổi đã tử vong tại một bệnh viện ở Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ). Phía gia đình khẳng định rằng nạn nhân đã bị truyền nhóm máu không tương thích, trong khi đó, bệnh viện khẳng định tình trạng của người phụ nữ này đã nguy kịch.
Người phụ nữ đến từ quận Tonk, đã được đưa vào Bệnh viện Sawai Mansingh vào ngày 12/5 với mức hemoglobin cực thấp, bệnh lao kê và các biến chứng sức khỏe khác. Sau đó, cô đã qua đời vào ngày 21/5.

Trước đó, ngày 19/5, một yêu cầu truyền máu đã được gửi đến ngân hàng máu của bệnh viện dựa trên mẫu xét nghiệm cho thấy nhóm máu của người phụ nữ là A+. Các nguồn tin cho biết cô đã được truyền máu vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên, trong lần yêu cầu sau đó, một báo cáo mẫu máu mới cho thấy nhóm máu của cô là B+, làm dấy lên lo ngại về khả năng truyền nhầm nhóm máu, các nguồn tin cho biết thêm.
"Lúc đó tôi đang nghỉ phép. Khi hỏi thăm, tôi được thông báo rằng bệnh nhân đã có phản ứng trong quá trình truyền máu. Cô ấy đã bị bệnh nặng do bệnh lao kê và có biến chứng sau khi thai nhi chết lưu trong tử cung", Swati Shrivastava, bác sĩ điều trị, nói với hãng thông tấn PTI.
Báo cáo phản ứng truyền máu đã đề cập đến các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, tiểu ra máu và nhịp tim nhanh sau quá trình truyền máu.
Prem Prakash, anh rể của người đã khuất, nói với truyền thông rằng gia đình không hề biết về việc "truyền máu sai".
"Tình trạng của người phụ nữ đã nguy kịch và hành vi sơ suất liên quan đến truyền máu đang được điều tra", Deepak Maheshwari, người đứng đầu Bệnh viện Sawai Mansingh cho biết.
Năm ngoái, dư luận Ấn Độ cũng từng xôn xao trước vụ việc người phụ nữ 34 tuổi tử vong tại bệnh viện sau khi bị truyền sai nhóm máu.
Một nữ bệnh nhân 34 tuổi đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Chính phủ Kakinada (GGH), bang Andhra Pradesh, Ấn Độ vào ngày 27/11/2024, sau khi bị truyền nhầm nhóm máu.
Bhavana Sirisha, cư dân tại Palakollu ở quận West Godavari đã được đưa vào bệnh viện này vào ngày 4/11 để điều trị chuyên sâu căn bệnh thận mà cô đã phải chiến đấu suốt 4 năm qua.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ đã đề nghị truyền máu để giải quyết tình trạng nồng độ hemoglobin thấp. Nhóm máu cần thiết là "O dương tính".
Theo gia đình Sirisha, ngân hàng máu của bệnh viện đã chuẩn bị đủ lượng máu cần thiết, nhưng vào tối 26/11, một bác sĩ phẫu thuật nội trú đang trực tại Đơn vị chăm sóc y tế nâng cao đã vô tình truyền nhầm máu "AB dương tính". Người thân đã phát hiện sai lầm này và hỏi lại bác sĩ phẫu thuật nhưng người này bác bỏ mối lo ngại của họ.
Mãi đến sau này, khi một bác sĩ khác can thiệp và mang đúng nhóm máu đến thì việc truyền máu mới dừng lại. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân cho biết, lúc đó, nhóm máu sai đã được truyền cho cô.

Ảnh minh hoạ.
Sau sự cố y khoa, tình trạng sức khỏe của Sirisha xấu đi nhanh chóng. Mặc dù các bác sĩ đã nỗ lực ổn định lượng oxy, cô Sirisha đã qua đời vào sáng 27/11.
Tiến sĩ Lavanya Kumari, Giám đốc bệnh viện đã gửi lời chia buồn đến gia đình nạn nhân và đảm bảo sẽ tiến hành điều tra toàn diện về vụ việc. Sự việc cũng được báo cáo lên Sở Y tế tiểu bang.
Được biết, gia đình nạn nhân đã được chính quyền bồi thường 300.000 Rupee (khoảng 90 triệu đồng). Họ yêu cầu cơ quan chức năng giải trình về sai lầm chết người này.
Bà Devadatla Peddintla, mẹ nạn nhân, kêu gọi đòi lại công lý, yêu cầu lời giải thích cho sự thiếu sót dẫn đến cái chết của con gái bà.
Bài cùng chuyên mục
Toàn cảnh sự cố hư hại ngai vàng triều Nguyễn tại Huế: Lực lượng chức năng khống chế
Đoạn video trích xuất từ camera an ninh tại Điện Thái Hòa ghi lại toàn bộ khoảnh khắc lực lượng chức năng khống chế người đàn ông có biểu hiện loạn thần, làm hư hại Ngai vua triều Nguyễn.
Người Việt có thức uống "đặc sản" mà người Nhật luôn khao khát, uống buổi sáng ổn định đường huyết
Không chỉ mang đến sự tỉnh táo nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng, matcha còn được giới khoa học đánh giá là "liều thuốc xanh" giúp bảo vệ tim mạch, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và ổn định đường huyết.
10 món nên mang theo khi đi du lịch – ít ai nhắc đến nhưng cực hữu ích khi dùng
Lần này, tôi muốn chia sẻ những món ít người nhắc đến, ít thấy trong các bài phổ biến, nhưng khi tôi mang theo, chúng lại giúp giải quyết những tình huống không ai ngờ tới – từ phòng mùi, phơi đồ, cho đến tránh đau gót chân.
Ngai vua triều Nguyễn bị xâm hại: Sự cố hy hữu ở Đại nội Huế
Đối tượng có biểu hiện loạn thần ngồi lên ngai vua triều Nguyễn - Bảo vật quốc gia và có những lời nói lạ, đập phá tay ngai, gây hư hỏng.
Nữ giúp việc vắt nước bẩn vào nồi nước uống của gia chủ: Cảnh báo và xử lý
Theo luật sư, hành vi của nữ giúp việc vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội và trực tiếp đe dọa đến sức khỏe người khác.
Danh tính gã đàn ông phá họai ngai vàng triều Nguyễn gây chấn động tại Đại Nội Huế
Gã đàn ông lẻn vào khu vực cấm trong Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) phá hoại ngai vàng vua triều Nguyễn là người Huế, từng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.