Quá tin tưởng vào 1 sản phẩm cho trẻ nhỏ, người mẹ sốc nặng khi con gái 12 tháng tuổi bị bỏng cấp độ 2 vùng mặt, có nguy cơ để lại sẹo

17/07/2025 18:00 (GMT+7)

Một vụ việc gây xôn xao dư luận mới đây tại Scotland cho thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho trẻ nhỏ. Một bé gái 12 tháng tuổi đã bị bỏng cấp độ 2 trên mặt và tay sau khi sử dụng loại kem chống nắng được ghi rõ “dành cho trẻ em” và có chỉ số SPF 50.

Điều kinh hoàng từ sản phẩm tưởng như an toàn

Vào tháng 6 vừa qua, chị Lauren Lishman (22 tuổi, sống tại Midlothian) cùng chồng và con gái – bé Regan – đã tham dự một hội chợ nông trại ở thị trấn Haddington (East Lothian). Mặc dù thời tiết hôm đó khá âm u, không có nắng gắt, chị Lauren vẫn cẩn thận bôi kem chống nắng lên mặt và tay cho con gái để đề phòng tia UV. Loại kem được sử dụng là sản phẩm của thương hiệu Malibu Kids , có chỉ số SPF 50 và được quảng cáo là "dịu nhẹ cho da trẻ nhỏ".

Gia đình ở ngoài trời trong khoảng 3 tiếng, từ 10h30 sáng đến 1h30 chiều. Tuy nhiên, ngay khi về nhà, chị Lauren nhận thấy da mặt bé Regan bắt đầu ửng đỏ. Đến sáng hôm sau, mặt và tay bé xuất hiện những vết phồng rộp nghiêm trọng. Quá lo lắng, chị đã lập tức đưa con đến Bệnh viện Nhi Hoàng gia Edinburgh.

Quá tin tưởng vào 1 sản phẩm cho trẻ nhỏ, người mẹ sốc nặng khi con gái 12 tháng tuổi bị bỏng cấp độ 2 vùng mặt, có nguy cơ để lại sẹo- Ảnh 1.

“Cảm giác lúc đó thật kinh khủng. Tôi sốc và cảm thấy có lỗi vô cùng khi nhìn thấy khuôn mặt con đầy vết bỏng nước. Tôi đã nghĩ mình đang bảo vệ con, nhưng không ngờ lại khiến con bị tổn thương như vậy” , chị Lauren chia sẻ.

Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bé Regan bị bỏng da cấp độ 2 , tình trạng tổn thương nặng. Bé được điều trị bằng thuốc mỡ chống viêm và được yêu cầu tránh tiếp xúc với ánh nắng hoàn toàn trong vòng 2 tuần .

Hiện da bé đang hồi phục, song các chuyên gia cho biết bé có nguy cơ để lại sẹo hoặc bị thay đổi sắc tố da ở những vùng bị bỏng.

Chỉ số SPF cao không đồng nghĩa an toàn tuyệt đối

Chị Lauren cho biết bản thân từng rất tin tưởng sản phẩm này vì nhãn mác “dành cho trẻ em” và chỉ số SPF 50 cao. Tuy nhiên, sau sự cố, chị nhận ra sai lầm nằm ở việc chỉ chú ý đến chỉ số SPF mà bỏ qua thông tin về mức độ bảo vệ tia UVA .

Quá tin tưởng vào 1 sản phẩm cho trẻ nhỏ, người mẹ sốc nặng khi con gái 12 tháng tuổi bị bỏng cấp độ 2 vùng mặt, có nguy cơ để lại sẹo- Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, SPF chỉ phản ánh khả năng chống lại tia UVB , là loại tia gây cháy nắng. Trong khi đó, tia UVA mới là tác nhân có thể xuyên sâu vào da, gây lão hóa, tổn thương lâu dài và thậm chí ung thư da . Chỉ số UVA của sản phẩm kem chống nắng bé Regan dùng chỉ ở mức 3/5 sao – không đủ mạnh để bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh.

“Tôi đã học được một bài học đắt giá: không phải sản phẩm nào dành cho trẻ em cũng thực sự an toàn. Việc chọn kem chống nắng cho con không chỉ dựa vào SPF, mà còn phải kiểm tra kỹ chỉ số UVA hoặc PA (PA , PA ...) và thành phần sản phẩm” , chị Lauren nói thêm.

Quá tin tưởng vào 1 sản phẩm cho trẻ nhỏ, người mẹ sốc nặng khi con gái 12 tháng tuổi bị bỏng cấp độ 2 vùng mặt, có nguy cơ để lại sẹo- Ảnh 3.

Lời khuyên từ chuyên gia

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bác sĩ da liễu khuyên nên ưu tiên kem chống nắng vật lý (hay còn gọi là chống nắng khoáng) với các thành phần chính là kẽm oxit (Zinc Oxide) titan dioxit (Titanium Dioxide) . Đây là những chất an toàn, ít gây kích ứng, tạo lớp màng vật lý phản xạ tia UV mà không thẩm thấu vào da.

Ngoài ra, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời , mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, và chỉ sử dụng kem chống nắng khi thực sự cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài cùng chuyên mục