Sùng Bầu kiếm tiền tỷ nhưng bữa cơm cữ đạm bạc khiến nhiều người sốc

25/05/2025 19:38 (GMT+7)

Sùng Bầu (tên thật: Sùng Thị Bầu, SN 2002) hiện sở hữu 759k follow trên TikTok. Cô được mệnh danh là "bà trùm" miến dong với thương hiệu Miến dong Sùng Bầu. Thống kê cho thấy, miến dong Sùng Bầu từng xếp top đầu thị trường trên các sàn thương mại điện tử sau 18 tháng khởi nghiệp, ước tính doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/tháng.

Sùng Bầu kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhưng mâm cơm cữ đạm bạc đến khó tin, lý do rất nhiều mẹ bỉm đồng cảm- Ảnh 1.

Vợ chồng Sùng Bầu

Thế nhưng, "bà trùm" vùng cao từng khiến dân tình "chia phe" khi đăng bữa cơm ở cữ vô cùng đạm bạc dù bản thân không nghề nghèo khó. Tuy ít tuổi nhưng Sùng Bầu đã có 2 con. Năm 2024 cô sinh bé thứ 2 và được chồng chăm sóc rất chu đáo.

Ở lần đẻ bé thứ hai này thì dễ dàng hơn, song Bầu vẫn "đau thấu xương" và phải thức nguyên đêm vì đau quá, chân còn không đi lại được.

Trong 1 video quay cận cảnh bữa cơm cữ Sùng Bầu khiến nhiều người ngạc nhiên. Bữa ăn đạm bạc chỉ có cơm trắng và thịt luộc, cùng ít nước canh tiêu.

Sùng Bầu kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhưng mâm cơm cữ đạm bạc đến khó tin, lý do rất nhiều mẹ bỉm đồng cảm- Ảnh 2.

Bên dưới đoạn video, nhiều người đã bày tỏ lo lắng cho sức khoẻ của Sùng Bầu, đặc biệt khi cô còn tâm sự sữa chưa kịp về cho con bú. Một số người cũng góp ý chế độ dinh dưỡng để mong "mẹ bỉm" có nhiều sức khoẻ hơn. Thế nhưng không phải riêng Sùng Bầu, canh tiêu là món canh cữ truyền thống mà các bà mẹ vùng cao thường dùng.

Trước những bình luận ấy, Bầu cũng đã đăng tải thêm một video để cập nhật tình hình. Cô chia sẻ thêm bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất như canh rau ngót và thịt gà luộc.

Sùng Bầu tâm sự: "Chồng cũng mua thịt luộc và nấu ăn rất ngon nhưng Bầu ăn không nổi luôn mọi người ạ. Hôm qua mẹ Bầu cũng bắt một con gà, đem ra cho Bầu ăn bồi bổ để xem nhanh có sữa về cho em bé uống không".

Sùng Bầu kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhưng mâm cơm cữ đạm bạc đến khó tin, lý do rất nhiều mẹ bỉm đồng cảm- Ảnh 3.

Bữa cơm cữ đủ chất nhưng Bầu "không ăn nổi"

Trong suốt hành trình vợ sinh mang thai, chồng của Sùng Bầu luôn bên cạnh chăm sóc và động viên cô. Chồng của nữ TikTiker cũng phụ vợ mang hết đồ đạc và bóp chân cho vợ khi cô không đi lại được.

Không riêng Sùng Bầu mà rất nhiều phụ nữ sinh xong gặp tình trạng muốn ăn để có sữa cho con nhưng "không nuốt nổi". Thậm chí, chị em vô cùng áp lực vì "bị oan", rằng không chịu ăn cho con, khó nết… Thế nhưng chỉ ai trải qua mới hiểu cảm giác ấy.

Vì sao mẹ sau sinh thường chán ăn?

Thay đổi nội tiết tố: Ngay sau sinh, hormone estrogen và progesterone vốn tăng vọt trong thai kỳ giảm nhanh chóng. Sự xáo trộn nội tiết này khiến nhiều mẹ cảm thấy mất khẩu vị, dễ cáu gắt, mệt mỏi.

Ảnh hưởng của cuộc sinh nở: Với các mẹ sinh mổ, thuốc gây tê/gây mê, thuốc kháng sinh, giảm đau có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây buồn nôn, đầy bụng, mất cảm giác thèm ăn. Còn với sinh thường, việc mất máu, mất sức, hoặc bị rạch tầng sinh môn cũng có thể gây stress, ảnh hưởng đến vị giác.

Sùng Bầu kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhưng mâm cơm cữ đạm bạc đến khó tin, lý do rất nhiều mẹ bỉm đồng cảm- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Thiếu ngủ và mệt mỏi: Việc thức đêm chăm bé sơ sinh khiến nhiều mẹ kiệt sức, cơ thể rơi vào trạng thái "đói nhưng không muốn ăn". Căng thẳng kéo dài có thể làm suy giảm chức năng tiêu hóa.

Trầm cảm sau sinh: Đây là nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Một số bà mẹ bị baby blues hoặc trầm cảm sau sinh có thể mất hẳn cảm giác ngon miệng, không còn hứng thú với việc ăn uống hay chăm sóc bản thân.

Áp lực giảm cân: Nhiều mẹ lo sợ tăng cân sau sinh, cố gắng ăn ít để giảm cân nhanh, vô tình làm giảm nhu cầu ăn uống tự nhiên của cơ thể.

Cách khắc phục chán ăn sau sinh

Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhẹ nhưng thường xuyên : Đừng ép bản thân ăn một lúc nhiều. Mẹ nên ăn thành 5–6 bữa nhỏ mỗi ngày, chọn món dễ tiêu như cháo yến mạch, súp rau củ, trứng, cá hấp…

Tập trung vào thực phẩm giàu dinh dưỡng: Dù ăn ít, hãy chọn thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất: trứng, cá hồi, đậu phụ, sữa chua, quả bơ, hạt óc chó, ngũ cốc nguyên hạt… vừa giúp lợi sữa, vừa hỗ trợ hồi phục sức khỏe.

Uống đủ nước, tránh để cơ thể khô kiệt : Uống 2–2.5 lít nước mỗi ngày, có thể thêm nước dừa, sữa hạt, nước hầm xương, vừa kích thích tiêu hóa, vừa hỗ trợ tiết sữa.

Sùng Bầu kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhưng mâm cơm cữ đạm bạc đến khó tin, lý do rất nhiều mẹ bỉm đồng cảm- Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Tạo không gian ăn uống dễ chịu : Hãy để mình ăn trong môi trường thư giãn, sạch sẽ, tránh ăn vội vã, gượng ép. Có thể nghe nhạc nhẹ, ăn cùng người thân, hoặc xem một chương trình yêu thích để tạo hứng thú.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Nếu mẹ thấy buồn bã kéo dài, mất ngủ, không muốn ăn uống, thậm chí suy nghĩ tiêu cực – hãy tâm sự với người thân, trao đổi với bác sĩ tâm lý. Trầm cảm sau sinh cần được can thiệp sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Gợi ý thêm từ chuyên gia

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), dinh dưỡng sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa, khả năng hồi phục tử cung và thể trạng lâu dài của mẹ. Vì vậy, dù có mệt mỏi, mẹ vẫn cần duy trì ăn uống đầy đủ không phải vì "ăn cho con bú" mà là để bản thân đủ sức sống sót trong hành trình nuôi con cực kỳ gian nan.

Gợi ý dành cho mẹ

Hiện nay có nhiều dịch vụ hỗ trợ bà mẹ sau sinh tại nhà như: Nấu ăn dinh dưỡng theo khẩu phần chuyên biệt (dành cho mẹ sinh mổ, mẹ ít sữa, mẹ giảm cân sau sinh); Chăm sóc mẹ và bé trọn gói từ y tá, điều dưỡng có chuyên môn; Tư vấn tâm lý sau sinh miễn phí tại nhiều bệnh viện và trung tâm y tế.

Nếu bạn là người thân của một mẹ bỉm, đừng hỏi "Sao em không chịu ăn?", mà hãy hỏi "Em thích ăn món gì hôm nay, để anh nấu nhé?".

Bài cùng chuyên mục