Mới đây, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản.
Theo dữ liệu công bố của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ 2/9/2024 đến 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa.
Trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23 - 29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp mắc cúm. Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka là các khu vực bị ảnh hưởng nhất của đợt bùng phát dịch cúm mùa hiện do đông dân cư và có nhiểu điểm du lịch, tập trung đông người.
Bộ Y tế cho biết đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.
Trước đó, theo thông tin từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/1/2025, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa, vào thời điểm cuối năm, thường là do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.
Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong thời điểm hiện tại, khi thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
- Tiêm vắc xin cúm mùa vì đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm.
Bài cùng chuyên mục
Dịch cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản: 9,5 Triệu ca mắc
Theo Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ 2/9/2024 đến 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Đợt bùng phát dịch này chủ yếu do cúm A gây ra.
Cảnh báo từ cúm A: Đừng chủ quan , nguy cơ phổi trắng đáng sợ
Bệnh cúm không đơn giản chỉ là "sốt vài ngày, uống vài viên thuốc là khỏi" như nhiều người vẫn nghĩ. Cúm có vẻ nhẹ, nhưng thực tế không thể chủ quan.
Nhiều bệnh nhân cúm mùa ở miền Bắc gặp biến chứng nặng
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, hiện là thời điểm các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có cúm mùa (cúm A và cúm B). Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ, không đi khám sớm. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị khó khăn.
Bộ Y tế Cảnh báo dịch cúm mùa đang lan rộng tại Nhật Bản và thế giới
Chiều 5/2, Bộ Y tế cho biết Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cho thấy theo dữ liệu công bố (ngày 31/1) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ 2/9/2024 đến 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa.
Bệnh viện Hà Nội tiếp nhận nhiều ca cúm nặng, cảnh báo biến chứng nguy hiểm
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm. Một trong số đó đang phải đặt ECMO.
Loại hạt "vàng mười" đang lên ngôi ở Việt Nam, ăn vào ngon bùi lại bổ đủ đường
Hạt điều, với hương vị thơm ngon, béo ngậy, đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn chứa bên trong lớp vỏ cứng cáp ấy là một "kho báu dinh dưỡng" với vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.