Buổi tối hôm ấy, sau một ngày làm việc mệt mỏi, người cha ngồi thở dài trong góc nhà, ánh mắt đầy mệt mỏi. Thấy con trai nhỏ hí hoáy vẽ tranh dưới ánh đèn, ông buột miệng: "Bố đi làm cực khổ thế này chỉ để nuôi con, mà con suốt ngày chỉ biết chơi với mấy thứ vớ vẩn đó thôi à?".
Cậu bé ngẩng đầu lên, định khoe với bố bức tranh vừa tô xong, nhưng nghe thế liền im lặng. Đôi mắt sáng rực phút trước bỗng cụp xuống. Cậu nhẹ nhàng gấp bức tranh lại, bỏ vào cặp, rồi lặng lẽ đi ngủ. Đêm đó, người cha nằm trằn trọc mãi. Ông không nghĩ một câu nói vô tình của mình lại có thể khiến con buồn đến vậy. Ông chỉ muốn con hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ, nhưng đâu ngờ rằng, điều đó lại gieo vào lòng con một cảm giác tội lỗi rằng con là gánh nặng của bố.

Lời nói của người cha vô tình gieo vào lòng con một cảm giác tội lỗi.
Thực tế, có không ít bậc cha mẹ như vậy, họ mang trong lòng cả trời yêu thương, nhưng lại vụng về trong cách thể hiện. Nhiều khi, vì mong con thấu hiểu sự vất vả của mình hay trưởng thành sớm hơn bạn bè đồng trang lứa, họ vô tình buông ra những lời khiến con thấy tổn thương, thấy mình là gánh nặng hay kém cỏi. Những lời nói tưởng chừng là "dạy bảo", nhưng lại âm thầm đè nặng lên tâm hồn con trẻ.
Cha mẹ nào cũng mong con lớn lên mạnh mẽ, sống có trách nhiệm và biết yêu thương. Nhưng điều đó không thể đạt được bằng áp lực hay sự chỉ trích. Giáo dục con không chỉ là dạy chữ, dạy cách cư xử, mà còn là giữ cho trái tim con luôn cảm thấy được yêu thương và an toàn.
Vì vậy, có những điều, dù cha mẹ có thương con bao nhiêu, cũng nên giữ lại cho riêng mình. Nhất là hai điều dưới đây tưởng như vô hại, nhưng thực chất lại có thể để lại vết thương rất sâu trong lòng con trẻ.
1. Than phiền quá nhiều về khó khăn trước mặt con
Nhiều bậc cha mẹ vì quá áp lực với cơm áo gạo tiền mà không ít lần thở than trước mặt con cái về sự vất vả của mình, với mong muốn con hiểu được sự hy sinh và biết trân trọng công lao ấy. Tuy nhiên, nếu điều này lặp đi lặp lại, vô tình bạn đang đặt lên vai con một gánh nặng tinh thần rất lớn.
Trẻ em vốn chưa đủ khả năng để xử lý cảm xúc phức tạp như tội lỗi, áp lực hay trách nhiệm đền đáp. Khi thường xuyên nghe rằng mình là nguyên nhân khiến cha mẹ cực khổ, con sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ti, cho rằng bản thân là gánh nặng không mong muốn. Điều này có thể tạo ra hai kiểu người trong tương lai: hoặc là những đứa trẻ luôn sống để làm hài lòng cha mẹ, ép bản thân theo khuôn mẫu dù không hề hạnh phúc; hoặc là những người thành công sớm nhưng lạnh lùng, thực dụng, bởi họ cảm thấy không còn chỗ cho cảm xúc cá nhân, chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ.
Dạy con bằng sự đồng cảm, chia sẻ đúng lúc, đúng cách sẽ giúp trẻ trưởng thành trong yêu thương, thay vì lớn lên trong cảm giác nợ nần. Con cần biết rằng bạn đã từng khó khăn, nhưng không phải để thấy áy náy, mà để học cách kiên cường và biết ơn.
2. "Cảnh báo" con không được gây rắc rối
Nhiều cha mẹ thường xuyên dặn dò con: "Ra ngoài đừng gây rắc rối","Không được nói linh tinh", "Đừng có phản kháng kẻo mang họa vào thân"... Nghe qua có vẻ là lời khuyên để con biết giữ mình, nhưng thực chất lại đang khiến con sống trong sự sợ hãi và mất đi tiếng nói của chính mình.

Có những điều cha mẹ tưởng tốt nhưng vô tình lại ảnh hưởng đến sự tự tin của con.
Trẻ em lớn lên trong môi trường luôn bị cảnh báo như vậy sẽ hình thành tư duy né tránh, không dám bày tỏ chính kiến và dễ bị bắt nạt mà không dám phản kháng. Chúng sẽ nghĩ rằng việc lên tiếng là "phiền phức", là "gây chuyện", từ đó chọn cách im lặng ngay cả khi quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Một số cha mẹ lo sợ rằng nếu con phản ứng lại, mọi chuyện sẽ càng rối ren hơn. Nhưng chính sự sợ rắc rối này đang làm tổn thương sự tự tin của con trẻ. Nếu bạn không dạy con cách nói "không", cách bảo vệ mình, thì thế giới ngoài kia sẽ dạy con điều đó bằng những bài học đau đớn hơn rất nhiều.
Ngược lại, một người cha, người mẹ hiểu chuyện sẽ luôn tạo niềm tin cho con: rằng cha mẹ sẽ là điểm tựa khi con cần, rằng con có quyền được lên tiếng, được bảo vệ và tự bảo vệ mình. Đó không chỉ là yêu thương, mà là trao cho con năng lực sống độc lập, kiên cường.
Cách cha mẹ nói chuyện và ứng xử với con cái mỗi ngày không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc tạm thời, mà còn định hình cả cách nhìn nhận cuộc sống của con trong tương lai. Đừng vô tình bóp nghẹt sự tự tin, niềm vui sống và khả năng tỏa sáng của con chỉ vì những lo toan chưa được kiểm soát tốt. Hãy là người đồng hành, không phải là người khiến con luôn cảm thấy có lỗi chỉ vì được sinh ra và lớn lên trong một gia đình chưa hoàn hảo.
Tổng hợp
Bài cùng chuyên mục
12 món đồ phụ nữ hiện đại nên có trong nhà – giúp sống tiện hơn, gọn hơn và nhẹ đầu mỗi ngày
Không cần sống cầu kỳ hay mua nhiều, phụ nữ hiện đại chỉ cần chọn đúng món – đặt đúng chỗ – dùng đúng mục đích. Dưới đây là 12 món đồ nhỏ nhưng “có võ”, được nhiều chị em chia sẻ là giúp nhà gọn – việc nhẹ – đầu óc thư thái hơn mỗi ngày.
Người mẫu Ukraine gặp kinh hoàng tại khách sạn Nhật Bản: Câu chuyện đáng sợ
Một nữ người mẫu có chuyến du lịch một mình đến Nhật Bản. Tuy nhiên, trải nghiệm kinh hoàng tại khách sạn APA ở Tokyo khiến chuyến đi của cô biến thành một cơn ác mộng.
Con gái 3 tuổi bị rết cắn: Nguy hiểm và cách xử lý cho mẹ và bé
Người mẹ đã vô cùng lo lắng khi cô con gái 3 tuổi của mình đột nhiên hét lên đau đớn vào giữa đêm.
Phép màu IVF: Xóa gen di truyền mù lòa, đón con yêu khỏe mạnh
Quyết định thực hiện thụ tinh ống nghiệm kết hợp sàng lọc gen bệnh, giấc mơ sinh con khỏe mạnh của vợ chồng chị Tiến, anh Nam (Mê Linh, Hà Nội) tưởng chừng như không thể đã trở thành hiện thực.
Cách luộc trứng ngon bổ dưỡng cho mùa hè, tăng sức đề kháng cho cả nhà
Đây là bí kíp dưỡng thân mùa hè: Ăn trứng kiểu này, cả nhà tăng sức đề kháng, đẩy lùi mệt mỏi!
Trẻ từ 1 - 2 tuổi cần bao nhiêu sữa mỗi ngày cho sự phát triển tốt nhất?
"Sữa là quan trọng, nhưng chỉ nên là một phần trong chế độ dinh dưỡng toàn diện của trẻ" - BS. Nguyễn Thanh Sang (BV Nhi Đồng TP.HCM).