Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến một tư thất nhỏ nằm ở vùng ngoại ô An Giang, tìm gặp Ni trưởng Diệu Thông theo lời hẹn.
Ni trưởng Diệu Thông thế danh là Phạm Thị Bạch Liên, nguyên là nữ chiến sĩ tình báo hoạt động tại đơn vị F100 lực lượng Biệt động Sài Gòn. Suốt từ năm 1960 đến năm 1969, chiến công của đội biệt động luôn có bóng dáng lam y của bà, đồng thời bà cũng được xem là một mắt xích quan trọng trong chiến thắng cuối cùng của quân và dân miền Nam vào ngày 30/4/1975.
Từ sau giải phóng, bà ẩn tu, nay đã 94 tuổi và không tiếp khách lạ, đặc biệt là báo giới. Những cuộc hẹn được bà chấp thuận đa phần là nhờ vào người thân tín nhất với bà.
Từ trái qua là ảnh Ni cô Diệu Thông khi còn trẻ và ảnh Ni cô hoàn tục sau giải phóng làm cán bộ Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh TP.
Nữ chiến sĩ tình báo “không tóc” của Biệt động Sài Gòn
Cuộc đời Ni cô Diệu Thông nếu kể vắn tắt thì chỉ có 2 lần xuất gia và hàng thập kỷ làm từ giao liên, trinh sát rồi chiến sĩ tình báo. Hoặc cặn kẽ hơn thì bà là nguyên mẫu nhân vật ni cô Huyền Trang trong bộ phim Việt bất hủ Biệt động Sài Gòn. Nhưng nhân vật Huyền Trang đã mất trong phim, còn bà Diệu Thông ngoài đời vẫn đang là một nhân chứng sống.
Tiếp khách trong tư thất nhỏ, ni trưởng Diệu Thông ân cần hỏi han và đáp lễ chào hỏi bằng một vài mẫu, huyện nhỏ.
"Dạo gần đây, tôi liên tục nhận được mời vào TPHCM dự lễ Kỷ niệm 50 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự kiện quan trọng của đất nước nhưng ngặt nỗi tôi không thể đi vì lý do sức khỏe", ni trưởng Diệu Thông chậm rãi nói.
Với bà, niềm vui lớn nhất lúc này là đạo pháp, là tiếng chuông, tiếng mõ. Ngày ngày trồng cây, làm thơ, ngắm ảnh mình thời ấy.
Rồi bà cũng chỉ cho chúng tôi xem những bài thơ không vần không điệu được viết tay, dán kín 4 mặt tường. Xen vào đó là ảnh bà cùng đồng đội và tất thảy những người thương quý mình đã gặp trong đời. Hình và thơ được xếp sát nhau như thể một cuốn phim chiếu chậm trước mắt.

Ni cô Diệu Thông hiện tại.
Ni cô Diệu Thông xuất thân trong gia đình có truyền thống tu học và yêu nước ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Song thân đều xuất gia đi tu. Cha bà là ông Phạm Văn Vọng, xuất gia trở thành Hòa thượng Thích Giác Quang. Mẹ là bà Tô Mỹ Ngọc, tạ thế pháp danh là Ni trưởng Diệu Tịnh.
Hồi năm 7 tuổi, bà xuất gia lấy pháp danh Diệu Thông, rồi được cha gửi ra Huế học đạo. Ở Huế, bà trở thành giao liên đi tiếp tế lương thực, thuốc men cho dân và bộ đội khi tuổi đời còn rất nhỏ.
Năm 28 tuổi, bà vào Nam rồi xin cha mẹ dựng nên ngôi chùa mái lá đặt tên là Bổn Nguyên. Dưới mái chùa, đêm đêm văng vẳng tiếng cầu kinh niệm Phật ấy, bà hăng say làm việc, may cờ, in ấn tài liệu, tích cực đưa thư từ giao liên cho cách mạng, mặt khác che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng trong tầng hầm.
Rồi từ nhiệm vụ giao liên, năm 1960 bà nhập ngũ vào lực lượng F100 của Đội Biệt động thành, hoạt động dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Đức Hùng - Tư lệnh Biệt động Sài Gòn.
Tại đây, bà trở thành nữ chiến sĩ tình báo.
"Dù là về thể thức vật chất hay tinh thần, thì đạo pháp và đấu tranh giải phóng dân tộc đều cùng phục vụ lý tưởng là giải phóng con người khỏi những ràng buộc áp bức để hướng tới tự do, hạnh phúc và công bằng. Dù trong chiếc áo màu nào thì giúp con người thoát khỏi khổ đau là việc nên làm"
- ni cô Diệu Thông.

Dựng chùa, làm một lúc chục nghề nuôi quân
Được giao nhiệm vụ thám thính tình hình tại cơ quan đầu não của địch, bà cùng đồng đội lên kế hoạch. Các trận đánh vào trạm điện cao thế tại trường đua Phú Thọ hay trụ sở Thượng Nghị viện; cư xá Hạ sĩ quan độc thân của Mỹ thắng lớn.
Để ghi danh chiến công vẻ vang ấy, Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng miền Nam đã trao tặng bà Huân chương Chiến công hạng 3.
Hoạt động trong lòng địch, bà làm không dưới 10 nghề từ ủ tương, se nhang, may vá, bán tạp hóa, bán bánh,... một mặt là để dò la tin tức, mặt khác lấy tiền này nuôi quân.
"Nghề nào làm được là tôi làm, làm để lấy tiền giúp đỡ bà con, nuôi bộ đội", bà nói.

Chiếc áo lam Ni cô Diệu Thông mặc thời điểm hoạt động tình báo.
Hoạt động dày đặc đã khiến chùa Bổ Nguyên hút sự chú ý của quân địch. Tìm cách quấy phá không được, chúng đốt chùa và toàn bộ những căn nhà lân cận. Nhưng không khuất phục, trên đống tro bụi ấy, ni cô Diệu Thông tiếp tục dựng lên ngôi chùa thứ 2, đặt tên là Tam Bảo Tự. Ngôi chùa này sau đó cũng bị nguỵ quyền đốt, phá triền miên.
Trong một trận đánh lớn, Ni cô Diệu Thông và các tu sĩ khác bị địch bắt, tra khảo. Tuy nhiên sau đó được trả tự do vì chúng không tìm ra manh mối. Để tránh lọt vào tầm ngắm của quân địch, bà chuyển công tác về Lữ đoàn 316 tiếp tục làm công tác trinh sát, thuận lợi yểm trợ hậu cần cho trận đánh vào Dinh Độc Lập và Tòa Đại sứ Mỹ Tết Mậu Thân 1968.
Trong màu áo lam, bà hoạt động cách mạng cho đến ngày đất nước thống nhất.
Nhẩm bấm đầu ngón tay, trong mơ màng ni trưởng Diệu Thông nhớ lại: "Tôi đã mất 6 ngôi chùa sau khi ngụy quyền đánh sập. Chúng cũng đánh tôi, bẻ tay tôi. Thà chết chứ nhất định không khai".
Món quà cho hậu thế
Uống một ngụm nước, ni trưởng Bạch Liên như gác lại lịch sử và trở về thực tại, bà không kể thêm nữa về những chiến công mà kể về 2 kỷ vật mà bà luôn xem là "pháp bảo" thời bình. Một là chiếc áo lam giúp bà che giấu thân phận tình báo, thuận lợi en lỏi qua các chốt gác, những con đường kiểm soát gắt gao của địch để chuyển giao tài liệu, vũ khí và nuôi giấu cán bộ. Hai là chiếc xe Honda do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh tặng.
Hai kỷ vật này sau đó bà đã trao lại cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, như một món quà dành tặng hậu thế.
"Đó là những kỷ vật vô giá mà tôi nghĩ rằng nó sẽ càng có giá trị theo thời gian", ni trưởng Diệu Thông nói.

Chiếc xe do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh tặng bà lúc bấy giờ.
Sau giải phóng, ni cô Diệu Thông hoàn tục và công tác tại Phòng Tham mưu của Bộ Tư lệnh TP HCM đến năm 1982 thì nghỉ hưu sống ở chùa Trúc Lâm (quận Gò Vấp, TPHCM) đến tháng 12/2011 bà về chùa Thất Bửu ở TP Long Xuyên (tỉnh An Giang), xuống tóc tái xuất gia và gửi trọn phần đời còn lại của mình tại tư thất này.
Năm 1985, bà được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
Năm 2011, được Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng tặng kỷ niệm chương do có nhiều cống hiến xây dựng ngành tình báo quốc phòng Việt Nam.
Năm 2021, được Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực tặng danh hiệu Hiền tài nước Việt về thành tích cống hiến lớn lao trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài cùng chuyên mục
4 Thói quen nấu ăn nguy hiểm bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe gia đình
Trong cuộc sống, nhiều người có thói quen tiết kiệm vì sợ lãng phí, nhưng họ không biết rằng những thói quen này vô tình có thể tạo ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Diễn biến toàn bộ vụ tai nạn làm bé gái tử vong đến việc người cha nổ súng bắn tài xế
Do gửi đơn khiếu nại nhiều lần về vụ tai nạn làm con gái tử vong nhưng công an không khởi tố vụ án, người cha đã bắn tài xế rồi tự sát.
Bé gái Bính Ngọ 2026 nên đặt tên gì để cuộc đời suôn sẻ, tài sắc song toàn, ai gặp cũng phải trầm trồ?
Tên con gái sinh năm Bính Ngọ 2026 không chỉ cần đẹp mà còn phải mang đến sự thịnh vượng và may mắn cho bé.
Tốn đúng 4.000 đồng, tôi "đổi đời" cho góc cầu thang ẩm mốc của gia đình mình
Không cần phải cải tạo, cũng không cần đầu tư máy hút ẩm đắt tiền, chỉ với 4.000 đồng và một mẹo cực đơn giản, góc gầm cầu thang ẩm mốc nhiều năm đã trở thành khu vực sạch thơm, khô ráo quanh năm.
Chợ sáng hay chợ chiều: Đi giờ nào thì túi tiền đỡ "méo mặt"?
Câu trả lời phụ thuộc vào thứ bạn định mua.
Đậu đen giúp trẻ cao lớn vượt trội và tăng sinh collagen hiệu quả
Mùa hè là mùa được khuyên dùng đậu đen khi phụ nữ thì tăng sinh collagen chống già, trẻ nhỏ thì tăng chiều cao bất ngờ.