Tôi trải qua 2 cuộc sinh nở. Lần đầu năm 20 tuổi. Lần thứ hai năm 30 tuổi. Tất nhiên chẳng có cuộc sinh đẻ nào là đơn giản cả nhưng nếu có thể chọn lựa lại tôi sẽ chọn... chia đôi quãng thời gian đó ra.
Đi đẻ ở tuổi 20 - Không có gì trong tay ngoài SỨC KHỎE
Năm 20 tuổi, tôi sinh bé đầu tiên. Tôi ở tuổi 20 là 1 cô gái non nớt, chưa hoàn tất việc học ở giảng đường đại học. Tôi ở tuổi 20 không có công ăn việc làm cũng không thể tự chủ kinh tế, mọi thứ đều phụ thuộc vào người lớn - tức là bố mẹ 2 bên. Tôi ở tuổi 20 không có kinh nghiệm chăm sóc 1 em bé nhỏ, cũng chẳng đủ khôn ngoan để chuẩn bị kiến thức sinh đẻ trước...
Tôi không có bất kỳ sự tìm hiểu nào về các gói thai sản, bảo hiểm thai sản hay các dịch vụ chăm sóc cho mẹ và bé sau sinh khiến cho việc sinh nở và ở cữ đều không phải là những kỉ niệm đẹp đẽ và hạnh phúc gì cho cam.

Tôi ở tuổi 20 chỉ có duy nhất sức khỏe và bản năng làm mẹ mà thôi.
Cuộc sinh nở diễn ra không mấy suôn sẻ, đau đớn cơ thể và áp lực tinh thần khiến tôi sợ hãi tất cả mọi thứ bao gồm cả đứa bé mình mới sinh ra. Phải mất 2 ngày tôi mới bắt đầu ôm con vào lòng mà trong đầu vô vàn câu hỏi rằng mình phải làm sao để nuôi được đứa trẻ này.
Em bé đến với tôi có chủ đích chứ không phải do "sai lầm" nào cả. Vợ chồng tôi đều mong chờ đứa nhỏ nhưng quả thật thì 1 đứa trẻ con đi chăm 1 đứa bé nó không hề đơn giản chút nào.
Ở độ tuổi đó tôi có tính hiếu thắng, tôi muốn nuôi con theo kiểu của tôi, theo những thứ tôi đọc được trên mang và bài xích tất cả những sự góp ý từ người lớn. Thế là chuyện mâu thuẫn muôn thuở do khoảng cách thế hệ trong việc chăm sóc con cháu xuất hiện. Tôi lúc nào cũng trong trạng thái "xù lông" sẵn sàng chiến đấu với cả thế giới.
Suốt 3 năm đầu đời của con, tôi mắc không ít sai lầm trong việc chăm sóc và nuôi dạy 1 đứa trẻ. Đồng thời cũng mắc không ít sai lầm trong ứng xử, giao tiếp với những người xung quanh mình.
Tất cả những điều đó khiến tôi sợ đẻ. Sợ đến mức 10 năm sau mới dám chửa đẻ tiếp.
Đi đẻ ở tuổi 30 - Thuận lợi đủ đường trừ SỨC KHỎE
Ở tuổi 30, tôi khác hoàn toàn với tôi của 10 năm trước. Tạm không nhắc đến kinh nghiệm làm mẹ đã có được ở lần đầu thì lần này mọi thứ có vẻ như suôn sẻ hơn rất nhiều.
Ở tuổi 30, tôi tự chủ kinh tế, mọi thứ đều ổn định và sẵn sàng thì tôi lại không hề chuẩn bị sẵn tinh thần để mang thai và sinh nở. Em bé đến bất ngờ khiến tinh thần của tôi hoảng loạn và bởi vì đã biết trước những khó khăn sẽ phải trải qua nên tôi cảm thấy mình hơi... "hèn" vì sợ hãi nhiều hơn là vui mừng.

Thế rồi sau khi ổn định được tâm lý thì tôi bắt đầu phải tính toán đến tất cả những thứ mà tôi đã không nghĩ tới ở độ tuổi 20.
Tôi tìm hiểu về kiến thức cho mẹ bầu, dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tôi sẵn sàng chi tiền cho những khoản chăm sóc sức khỏe mẹ bầu. Tôi cũng để ý đến các gói thai sản, bảo hiểm thai sản, dịch vụ sinh đẻ, thậm chí cả dịch vụ chăm sóc sau sinh.
Đến thời điểm hiện tại, tôi cho rằng việc chuẩn bị kĩ lưỡng và sẵn sàng chi cho những thứ này là hoàn toàn đúng đắn và bất kỳ thai phụ nào cũng nên tìm hiểu trong điều kiện của bản thân.
Vì sao ư? Vì ở sinh đẻ ở tuổi 30, người phụ nữ có nhiều thứ thuận lợi hơn, nhưng lại có 1 thứ sẽ không thể bằng được 10 năm về trước.
Đó là SỨC KHỎE.
Làm sao để đi đẻ là phải thật "chill"
Mặc dù lần sinh nở này, tôi không gặp nhiều biến chứng sinh sản như lần đầu nhưng tôi lại phục hồi chậm hơn lần sinh nở năm 20 tuổi rất nhiều.
Nếu như năm 20 tuổi, tôi chỉ mất 12 tiếng để đứng dậy đi lại được thì đi đẻ năm 30 tuổi tôi lại mất đến 2 ngày.
Năm 20 tuổi chỉ cần ôm con vào lòng là sữa đã về nhưng năm 30 tuổi tôi mất 24 tiếng để gọi sữa.
Thay vì chỉ trong tháng đầu tiên sau sinh cơ thể tôi đã khá là ổn ở tuổi 20 thì cuộc sinh đẻ năm 30 tuổi đã khiến tôi mất đến 6 tháng mới mất hoàn toàn cảm giác tê bì ở vùng bụng xung quanh vết mổ đẻ.
Chính vì những lẽ đó, nếu như cho chọn lại tôi sẽ chọn hoàn tất việc sinh nở trong khoảng 25 đến 28 tuổi.
Tuy nhiên, phụ nữ thời nay cũng quá nhiều nỗi bận tâm nên việc có thể sinh con đúng thời điểm mong muốn nhiều khi không thể thực hiện được. Bởi vậy hãy yêu bản thân mình bằng cách tự trang bị cho mình kiến thức sinh đẻ. Đừng ngại chi tiền vào những dịch vụ cho bản thân trong suốt thai kỳ, khi sinh đẻ và cả thời gian ở cữ sau sinh.
Bài cùng chuyên mục
Người Việt có thức uống "đặc sản" mà người Nhật luôn khao khát, uống buổi sáng ổn định đường huyết
Không chỉ mang đến sự tỉnh táo nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng, matcha còn được giới khoa học đánh giá là "liều thuốc xanh" giúp bảo vệ tim mạch, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và ổn định đường huyết.
10 món nên mang theo khi đi du lịch – ít ai nhắc đến nhưng cực hữu ích khi dùng
Lần này, tôi muốn chia sẻ những món ít người nhắc đến, ít thấy trong các bài phổ biến, nhưng khi tôi mang theo, chúng lại giúp giải quyết những tình huống không ai ngờ tới – từ phòng mùi, phơi đồ, cho đến tránh đau gót chân.
Ngai vua triều Nguyễn bị xâm hại: Sự cố hy hữu ở Đại nội Huế
Đối tượng có biểu hiện loạn thần ngồi lên ngai vua triều Nguyễn - Bảo vật quốc gia và có những lời nói lạ, đập phá tay ngai, gây hư hỏng.
Nữ giúp việc vắt nước bẩn vào nồi nước uống của gia chủ: Cảnh báo và xử lý
Theo luật sư, hành vi của nữ giúp việc vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội và trực tiếp đe dọa đến sức khỏe người khác.
Danh tính gã đàn ông phá họai ngai vàng triều Nguyễn gây chấn động tại Đại Nội Huế
Gã đàn ông lẻn vào khu vực cấm trong Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) phá hoại ngai vàng vua triều Nguyễn là người Huế, từng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Sự khác biệt giữa đi đẻ ở tuổi 20 và 30
Đừng ngại chi tiền vào những dịch vụ cho bản thân trong suốt thai kỳ, khi sinh đẻ và cả thời gian ở cữ sau sinh.