Tôi chọn cách tiêm ngừa HPV để bảo vệ con gái khỏi ung thư cổ tử cung

17/05/2025 07:30 (GMT+7)

"Có con gái lớn như chứa bom trong nhà", người ta vẫn nói như vậy để ám chỉ việc phải lo lắng nhiều thứ khi nuôi nấng một cô con gái, nhất là khi con đến tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì, cái ngưỡng cửa mong manh giữa trẻ con và người lớn, luôn khiến những người làm cha mẹ bối rối. Con bắt đầu có những bí mật riêng, những rung động đầu đời, những câu hỏi mà bố mẹ đôi khi không biết bắt đầu từ đâu để trả lời. Và giữa muôn vàn thay đổi ấy, có một nỗi lo cứ âm ỉ trong bất kỳ bậc cha mẹ nào - rằng con gái mình đang lớn, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe. Một trong số đó là HPV.

Tôi cũng trong hoàn cảnh như vậy vì tôi có một cô con gái năm nay 13 tuổi - lứa tuổi chông chênh giữa trẻ con và người lớn. Cái tuổi mà chỉ mới hôm qua còn ôm gấu bông ngủ, hôm nay đã biết đỏ mặt khi có bạn trai nhắn tin. Làm mẹ, tôi vui vì con đang lớn lên từng ngày. Nhưng cũng chính vì thế, tôi thấy lo hơn bao giờ hết.

Tôi chọn CÁCH NÀY để bảo vệ con gái mình khỏi ung thư cổ tử cung: Tâm sự của một bà mẹ có con gái 13 tuổi - Ảnh 1.

Gần đây, tôi đọc được nhiều thông tin về virus HPV - thủ phạm thầm lặng gây ra ung thư cổ tử cung và một số bệnh ung thư nguy hiểm khác. Các chuyên gia nói rằng, tiêm ngừa HPV trước khi con có quan hệ tình dục là cách tốt nhất để phòng bệnh. Tôi bắt đầu giật mình.

Con gái tôi không còn là đứa trẻ ngây ngô nữa. Tôi biết, sớm hay muộn, con cũng sẽ yêu. Cũng sẽ tò mò, khám phá. Tôi không thể kiểm soát tất cả những gì con sẽ làm. Nhưng tôi muốn bảo vệ con khỏi những rủi ro mà chính tôi cũng từng mơ hồ khi còn trẻ.

Nhớ lại câu nói của một bác sĩ trong buổi hội thảo: "Đừng đợi đến khi con bước vào tuổi yêu mới lo tiêm ngừa. Khi đó, chúng ta đang đuổi theo virus, thay vì ngăn chặn nó từ đầu", tôi càng thêm quyết tâm. Tôi nhận ra, đây không phải là việc trì hoãn thêm được. Nếu tôi có thể cho con một lá chắn vững chắc ngay từ bây giờ thì tại sao lại chần chừ?

Tối hôm ấy, tôi ngồi cạnh con, kể về vắc xin HPV như một câu chuyện, không đe dọa, không hù dọa, chỉ là một điều con cần biết để lớn lên an toàn. Con nhìn tôi, gật đầu: "Nếu mẹ nghĩ nên tiêm thì con đi. Mẹ cứ chọn loại tốt cho con".

Tôi chọn CÁCH NÀY để bảo vệ con gái mình khỏi ung thư cổ tử cung: Tâm sự của một bà mẹ có con gái 13 tuổi - Ảnh 2.

Nhưng vắc xin HPV không phải chỉ có một loại. Nên tiêm HPV 4 chủng hay 9 chủng? Loại nào tốt hơn và phù hợp với những đối tượng nào?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, chia sẻ:

HPV (Human papilloma virus) là loại virus gây u nhú ở người, lây lan phổ biến qua đường tình dục. Người nhiễm virus dai dẳng có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng. HPV là nguyên nhân của gần 100% ca ung thư cổ tử cung, 70% ung thư hầu họng, 78% ung thư âm đạo, 88% ung thư hậu môn, 90% mụn cóc sinh dục.

Việt Nam hiện có 2 loại vắc xin phòng HPV gồm GardasilGardasil 9 do hãng dược phẩm MSD (Mỹ) sản xuất. Trong đó, vắc xin Gardasil 9 là loại vắc xin thế hệ mới, hiệu quả bảo vệ cao, phòng được 9 chủng HPV, có độ tuổi và đối tượng tiêm rộng hơn so với vắc xin Gardasil.

Cụ thể, vắc xin Gardasil chỉ tiêm cho nữ giới từ 9-26 tuổi còn vắc xin Gardasil 9 tiêm cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi. Ngoài phòng ngừa được 4 chủng HPV là 6, 11, 16, 18 như Gardasil, vắc xin Gardasil 9 bổ sung thêm 5 chủng HPV khác là 31, 33, 45, 52, 58. Vắc xin Gardasil có lịch tiêm 3 mũi còn vắc xin Gardasil 9 có lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 9 đến dưới 15 tuổi và 3 mũi nếu tiêm sau tuổi này. Với những ưu điểm vượt trội, vắc xin Gardasil 9 có giá thành cao hơn vắc xin Gardasil.

Như vậy, vắc xin Gardasil 9 bảo vệ rộng hơn trước các chủng HPV và tiêm được cho cả nam và nữ, mở rộng đến 45 tuổi. Mọi người nên cân nhắc tiêm Gardasil 9 để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất trước nhiều chủng HPV. Song song với tiêm vắc xin, mọi người nên quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ, khám bệnh khi có dấu hiệu bất thường.

Nhiễm HPV rất phổ biến trên toàn thế giới. Ở những người có ít nhất một bạn tình khác giới, khả năng nhiễm HPV trung bình trong suốt cuộc đời là 91,3% ở nam giới và 84,6% ở nữ giới. Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV thường không có triệu chứng và có thể lây nhiễm cho người khác ngay cả khi không có dấu hiệu nào.

Trong năm 2018, ước tính có khoảng 690.000 ca ung thư do HPV trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) mỗi năm, nước ta ghi nhận khoảng hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung và hơn 2.000 ca tử vong. Tiêm vắc xin HPV là cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm HPV an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Bài cùng chuyên mục