Lạm dụng vấn đề thế tục
Ngày 19/6, Thượng tọa Thích Chân Quang (trụ trì Thiền Tôn Phật Quang , tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) bị kỷ luật vì những bài giảng pháp gây hoang mang trong xã hội. Bên cạnh những phát ngôn đi ngược với giáo lý, thiếu cơ sở khoa học, Thượng tọa Thích Chân Quang cổ xúy cho việc giải hạn, cầu tài lộc bằng cách cúng dường, khích lệ Phật tử quyên góp tiền cho nhà chùa.

Một số giảng sư bị kỷ luật, cấm thuyết giảng vì có những phát ngôn sai lệch trên mạng xã hội.
Đầu tháng 6/2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng dưới mọi hình thức, do các phát ngôn và thuyết giảng không phù hợp của ông. Lạm dụng vấn đề thế tục, sa vào những nội dung theo xu thế… cũng là vấn đề đáng quan tâm, cần điều chỉnh trong việc thuyết giảng ở các đạo tràng hiện nay.
Khi thuyết giảng về nghiệp vụ truyền thông mạng và sử dụng mạng xã hội, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Phó ban-Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư khẳng định, giảng sư phải giảng đúng với kinh điển, không suy diễn mang tính cá nhân, áp đặt cho là chư Tổ, chư Phật nói. Giảng sư phải giảng, phát ngôn đúng với chủ trương của GHPGVN về công tác hoằng pháp, không xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân, không nên va chạm, phê phán tôn giáo bạn làm ảnh hưởng đến chính sách đại đoàn kết, gây mâu thuẫn trên không gian mạng.
“Giảng sư phải nhận thức rõ việc giao tiếp, tương tác trên mạng xã hội cũng như trong đời sống thực hằng ngày, luôn ứng xử có văn hóa, trách nhiệm, phải tuân thủ các quy định pháp luật”, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn cho hay.
Không tùy tiện thuyết pháp
PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) nhận định, việc GHPGVN đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số trường hợp nhà tu hành phát ngôn không đúng chuẩn mực là rất kịp thời. Đây là việc làm góp phần bảo vệ Phật pháp, bảo vệ tăng đoàn, giữ gìn sự trang nghiêm của giáo hội. Sự việc này cũng cho thấy GHPGVN cần tăng cường quy định chặt chẽ, nghiêm khắc hơn để ngăn chặn những sự việc tương tự.
Việc thuyết giảng của các nhà tu hành Phật giáo trên mạng xã hội nếu có nội dung lệch lạc, tuyên truyền mê tín dị đoan… sẽ ảnh hưởng rất xấu đến xã hội, đến nhận thức của Phật tử, người dân. Do phát ngôn lệch chuẩn đó, kẻ xấu sẽ lợi dụng công kích, hạ thấp uy tín của giáo hội, tăng ni; gây mất đoàn kết xã hội và tôn giáo.
Theo chuyên gia, nội dung thuyết giảng chuẩn mực, hướng con người đến chân thiện mỹ, sẽ tác động tích cực đối với đời sống xã hội.
“Nên có những quy định cụ thể về các điều kiện, tiêu chuẩn để một nhà tu hành có thể thuyết pháp. Nhà tu hành không thể tùy tiện thuyết pháp, nhất là thuyết pháp đông người, đăng tải trên mạng xã hội… Các vị này cần phải có chứng chỉ giảng sư, tuân thủ các quy định của giáo hội”, PGS.TS Chu Văn Tuấn nêu ý kiến.
GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, những cảm xúc, hành động và phát ngôn ngược giáo lý Phật giáo gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Từ những bài thuyết giảng không phù hợp, tín đồ Phật giáo có thể mê muội, bị ảnh hưởng tới của cải, tâm lý.
Theo GS.TS Từ Thị Loan, Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan chức năng cần rà soát, ngăn chặn những trang tin đăng tải, phát tán video thuyết giảng sai lệch.
Ngày 19/9/2020, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN ban hành Thông tư 206/2020/TT-HĐTS, hướng dẫn việc sinh hoạt của tăng ni, trong đó có việc sinh hoạt trên không gian mạng. Theo đó, tăng ni được quyền sử dụng không gian mạng để nâng cao kiến thức, tu học, nghiên cứu, tương tác, chia sẻ thông tin, phát huy tính mẫu mực đạo đức, lối sống của người xuất gia với các pháp lữ và tín đồ, cư sĩ Phật tử.
Tăng ni sử dụng không gian mạng không được thực hiện các hành vi: phê phán pháp môn khác, tạo mâu thuẫn trong truyền thống tu học của Phật giáo Việt Nam, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, xuyên tạc lịch sử Phật giáo Việt Nam và tổ chức GHPGVN, chia sẻ cảm xúc và hình ảnh cá nhân, tương tác và các hành vi khác không phù hợp với giáo pháp…
Bài cùng chuyên mục
Gặp nữ tình báo nổi tiếng, nguyên mẫu của ni cô Huyền Trang trong phim Biệt động Sài Gòn
Từ sau giải phóng, bà Phạm Thị Bạch Liên (pháp danh Diệu Thông) ẩn tu, không tiếp khách lạ, đặc biệt là báo giới. Cuộc sống của nữ chiến sĩ Biệt động thành đã có hơn nửa thế kỷ làm bạn với tiếng kinh kệ, chuông chiều.
Hà Hồ: "4 tháng đầu bầu ăn lại ói, nếu không là anh Kim thì không ai chịu nổi nết mình, kể cả mẹ đẻ"
Nữ hoàng giải trí lần đầu tâm sự thêm chuyện sinh hai em bé cách đây gần 5 năm.
“Quốc bảo nhan sắc” Hàn Quốc tuổi U60 mặt mộc vẫn căng mịn nhờ mỗi ngày uống 10 cốc nước này
Gần ba mươi năm sau thời kỳ đỉnh cao, Lee Young Ae vẫn khiến người hâm mộ ngỡ ngàng mỗi lần xuất hiện, nhờ bí quyết chăm sóc sức khoẻ.
Khi người trẻ tiết kiệm theo kiểu “thắt đến tận chân tơ”: Cả tuần sống với 300 nghìn, người lớn tuổi nhìn cũng phải “bái phục”!
Thế hệ đi trước từng tự hào mình biết chắt bóp, nhưng giờ nhìn sang cách người trẻ tiết kiệm, nhiều người phải thốt lên: “Sống được kiểu đó, thật là cao tay!”.
Nghỉ lễ không nấu vẫn có mâm cơm ngon, giao tận bếp dễ dàng
Lười nấu cũng chẳng sao, đây là gợi ý mâm cơm nghỉ lễ vừa ngon vừa tiện, chẳng cần bước ra đường.
Diễn biến mới nhất về sự cố trình diễn kỷ lục 10500 drone tại TP HCM
Trong buổi trình diễn tối 30-4, do nhiễu sóng diện rộng, để bảo đảm an toàn bay, đơn vị tổ chức quyết định dừng bay và thu hồi drone.