Trang Fuhe Health của Trung Quốc đã phỏng vấn nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khoa học thực phẩm và kết quả có thể sẽ làm thay đổi nhận thức của bạn.
Túi ni lông có thật sự giải phóng chất gây ung thư?
- Chất liệu quyết định độ an toàn: Túi ni lông làm từ PE (polyethylene) và PP (polypropylene) cấp thực phẩm có tính ổn định cao trong môi trường nhiệt độ thấp. Thí nghiệm cho thấy, trong khoảng từ -18 độ C đến 60 độ C, những túi này hầu như không phát sinh chất độc hại.
- Cách sử dụng mới là yếu tố then chốt: Chỉ khi túi ni lông tiếp xúc với dầu mỡ hoặc nhiệt độ cao (trên 80 độ C) thì mới có khả năng giải phóng một lượng nhỏ chất hóa dẻo. Đựng thức ăn nóng trực tiếp trong túi ni lông mới thật sự nguy hiểm.
- Hãy nhận biết ký hiệu “dùng cho thực phẩm”: Những túi ni lông đạt tiêu chuẩn quốc gia có thể yên tâm dùng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Hãy kiểm tra nhãn hiệu trên bao bì, tìm ký hiệu đạt chuẩn dùng cho thực phẩm hay không.

3 mối nguy cấp thiết hơn cả ung thư
- Nhiễm khuẩn chéo từ vi sinh vật: Túi ni lông sử dụng nhiều lần có thể chứa lượng vi khuẩn vượt chuẩn đến 200 lần. Đặc biệt là những túi từng đựng thịt sống rồi sau đó tái sử dụng để đựng trái cây, sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
- Hiệu quả bảo quản giảm sút: Túi ni lông thông thường có độ thoáng khí kém, khiến rau củ bị thiếu oxy, từ đó sinh ra các chất có hại. Trong khi đó, màng bọc thực phẩm chuyên dụng có độ thoáng khí cao hơn gấp 20 lần.
- Nguy cơ giòn gãy ở nhiệt độ thấp: Những túi ni lông không dành cho thực phẩm rất dễ bị nứt vỡ khi đông lạnh, dẫn đến nguy cơ nhiễm bẩn thực phẩm. Túi có độ dày dưới 0.015mm không nên sử dụng trong ngăn đá.
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách
- Phân loại thực phẩm sống, chín riêng biệt: Thức ăn đã nấu chín nên bảo quản trong hộp chuyên dụng, còn thực phẩm sống dùng túi hoặc màng bọc riêng. Nên dùng hộp khác màu để dễ phân biệt.
- Kiểm soát thời gian lưu trữ: Ngay cả khi dùng túi ni lông bảo quản, rau lá xanh không nên để quá 3 ngày trong tủ lạnh. Thịt đông lạnh nên dùng hết trong vòng 1 tháng để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.
- Vệ sinh và khử khuẩn định kỳ: Hãy lau dọn tủ lạnh hàng tháng bằng nước pha loãng giấm trắng, giúp ngăn nấm mốc phát triển hiệu quả.
Túi ni lông để trong tủ lạnh gây ung thư, thật hay giả?
Hãy kiểm tra lại những túi ni lông bị bỏ quên trong tủ lạnh lần tới bạn dọn dẹp. Thay vì hoang mang vì nguy cơ ung thư chưa rõ ràng, hãy bắt đầu hình thành thói quen bảo quản thực phẩm khoa học từ hôm nay.
Hãy nhớ, an toàn thực phẩm nằm ở từng chi tiết nhỏ – chọn đúng vật chứa và giữ vệ sinh tủ lạnh cũng là một phần thiết yếu. Cho thực phẩm một “ngôi nhà” an toàn cũng chính là một cách bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
Nguồn và ảnh: The Paper
Bài cùng chuyên mục
Kim Ji Won và Lý Hiện: Cặp đôi cực phẩm với làn da đẹp như mơ
Là phụ nữ, hẳn ai cũng muốn sở hữu "cực phẩm" này.
Tôi từng nghĩ sống gọn là nhịn tiêu – cho đến khi sắm 7 món này và thấy mình sống dễ hơn gấp đôi
Từng nhầm lẫn giữa “tối giản” và “tự làm khó bản thân”, chị Trinh (36 tuổi, TP.HCM) bắt đầu sống gọn bằng cách bỏ bớt đồ. Nhưng càng bỏ, chị càng mệt. Mãi đến khi chọn đúng 7 món đồ này, chị mới nhận ra: sống gọn không phải là nhịn tiêu – mà là tiêu đúng, tiêu để đời dễ hơn.
Dâu tằm - trái cây tốt nhất thế kỷ 21 cho sức khỏe người Việt
Những quả nhỏ màu tím đen trong mờ không chỉ có vị chua ngọt, mọng nước mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe.
Không phải tâm linh mà chính khoa học chứng minh: Sinh con 3 tháng này thông minh bẩm sinh, tương lai rộng mở
Một nghiên cứu của Đại học Harvard, theo dõi sự phát triển của 21.000 trẻ em từ khi sinh đến 7 tuổi, phát hiện ra rằng...
Nếu còn sống, Vương phi Diana liệu có ủng hộ Meghan Markle hay không?
Nhiều chuyên gia cho rằng Vương phi Diana sẽ ủng hộ Meghan Markle – người được cho là đã mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho Vương tử Harry. Tinh thần độc lập và cá tính mạnh mẽ của Meghan cũng là điều mà Diana từng rất trân trọng.
Không cần ghi nhớ nhiều, mẹ Hà Nội tiết lộ cách giúp tiết kiệm 40% chi tiêu mỗi tháng và nhà lúc nào cũng gọn gàng
Tôi từng sống trong một guồng quay hỗn loạn: nhà cửa thì bừa bộn, chi tiêu thì luôn quá tay, việc gì cũng nhớ nhưng lại chẳng làm đến nơi đến chốn. Mỗi tháng đều có cảm giác mệt mỏi, vừa tiếc tiền vừa thấy bất lực với chính mình.