Sữa vốn được coi là một trong những thực phẩm tăng cường sức khỏe hàng đầu, nhưng uống sữa sao cho đúng lại không phải là điều ai cũng biết. Thậm chí, nhiều người đang uống sữa sai cách, gây hại cho sức khỏe mà không hề hay biết.

3 quan niệm sai lầm về sữa đã đánh lừa chúng ta trong nhiều năm
1. Sữa chua tốt hơn sữa nguyên chất
Sữa chua và sữa đều là những sản phẩm sữa chất lượng cao với giá trị dinh dưỡng tương đối cao đối với con người.
Sữa nguyên chất rất giàu protein, canxi và nhiều loại axit amin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng,... Đối với những người trẻ muốn bổ sung cơ thể, bổ sung canxi, thúc đẩy phát triển thể chất thì có thể ưu tiên uống sữa nguyên chất.
Ngoài ra, sữa nguyên chất hầu như không chứa hương vị hay chất phụ gia khác nên phù hợp với hầu hết mọi người uống.
Tuy nhiên, nếu một số người không dung nạp các chất lactose, hoặc thường xuyên có các triệu chứng tiêu chảy thì tốt nhất không nên uống sữa nguyên chất để tránh tiêu chảy nặng.
Đối với những người có chức năng tiêu hóa yếu và cần cải thiện khả năng tiêu hóa của đường tiêu hóa, có thể uống sữa chua phù hợp.

2. Uống sữa vào buổi sáng là tốt nhất
Một số người cho rằng sữa là một người bạn đồng hành tốt cho bữa sáng và uống một ly vào buổi sáng có lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Điều này không sai, nhưng trên thực tế, không có cái gọi là thời điểm tốt nhất để uống sữa. Bạn có thể uống sữa bất cứ lúc nào bởi giá trị dinh dưỡng của sữa sẽ không nhiều hơn hay mất đi cho dù là bạn uống vào buổi sáng hay ban đêm.
Điều quan trọng ở đây là, uống một ly sữa vào buổi sáng có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng của bữa sáng và cung cấp đầy đủ năng lượng cho công việc trong ngày. Uống sữa vào ban đêm khiến bạn cảm thấy no hơn và có thể giảm cơn đói trước khi đi ngủ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống một ly sữa trước bữa ăn có thể kiểm soát hiệu quả sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn, giúp kiểm soát sự thèm ăn và tránh ăn quá nhiều.
3. Sữa tách béo tốt cho sức khỏe hơn sữa nguyên chất
Nhiều người lo ngại chất béo bão hòa trong sữa gây hại tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cho thấy mối liên hệ giữa chất béo sữa và bệnh tim không rõ ràng như từng nghĩ.
Một phân tích từ American Journal of Clinical Nutrition (2020) chỉ ra: "Chất béo trong sữa có thể trung tính hoặc thậm chí có lợi nếu thay thế carbohydrate tinh luyện".
Cho trẻ uống sữa: Những điều mẹ cần biết
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi cho trẻ nhỏ uống sữa mà các bậc phụ huynh cần biết để đảm bảo con mình hấp thu tốt, phát triển khỏe mạnh, tránh rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, thiếu chất:

1. Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò nguyên chất
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên uống sữa bò tươi nguyên chất, vì:
Sữa bò có lượng protein và khoáng chất cao, gây quá tải cho thận non nớt của trẻ.
Trẻ chỉ uống sữa bò nguyên chất có thể dẫn tới thiếu sắt, vitamin E, axit béo cần thiết, dễ gây thiếu máu.
Uống sữa bò nguyên chất có thể gây viêm ruột nhẹ và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Trẻ dưới 1 tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc dùng sữa công thức phù hợp theo chỉ định bác sĩ.
2. Không ép trẻ uống quá nhiều sữa
Theo nhiều nghiên cứu, mỗi độ tuổi có nhu cầu khác nhau:
1-3 tuổi: khoảng 350-500 ml/ngày.
4-6 tuổi: khoảng 500-600 ml/ngày.
Nếu ép trẻ uống sữa quá nhiều, dễ khiến trẻ no, chán ăn thực phẩm khác. Từ đó làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do hấp thu kém và tăng nguy cơ táo bón (vì ít chất xơ).
3. Theo dõi phản ứng dị ứng hoặc không dung nạp lactose
Trẻ bị tiêu chảy, đầy hơi, phát ban, khó chịu sau khi uống sữa có thể do các nguyên nhân như: Trẻ không dung nạp lactose hoặc dị ứng protein sữa bò.
Trong trường hợp này, nên đưa đi khám chuyên khoa dinh dưỡng hoặc tiêu hóa nhi nếu có dấu hiệu bất thường sau khi uống sữa.
Sữa – từ sữa tươi nguyên chất đến sữa chua – đều mang lại lợi ích nếu sử dụng đúng người, đúng lượng, đúng thời điểm. Nhưng nếu bị "đánh lừa" bởi các quan niệm truyền miệng sai lệch, bạn có thể đang biến thực phẩm bổ dưỡng này thành gánh nặng cho cơ thể.
Bài cùng chuyên mục
Sau 3 tháng dán lại nhãn lọ gia vị, mẹ tôi cắt giảm 30% chi phí bếp núc mà bữa cơm vẫn đủ món ngon
Nhiều người nghĩ chi tiêu bếp núc không đáng bao nhiêu, nhưng thực tế, mỗi tháng vẫn "bốc hơi" vài trăm nghìn vì mua thừa gia vị, không dùng hết, hết hạn. Mẹ tôi thì ngược lại – chỉ bằng hành động nhỏ: dán lại nhãn từng lọ gia vị và kiểm kê định kỳ, bà đã giảm gần 30% chi phí bếp trong 3 tháng liên tiếp.
Bí quyết chăm sóc da của Kim Tae Hee giúp bạn trẻ hóa làn da ở tuổi 45
Dù đã bước sang tuổi 45 và là mẹ của 2 con, nhưng làn da căng bóng, mịn màng, không tì vết của Kim Tae Hee vẫn luôn khiến người đối diện phải kinh ngạc.
Mẹ bầu không muốn ốm vặt cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ
Mang thai là giai đoạn mà sức khỏe của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chỉ một cơn sốt nhẹ ở mẹ bầu cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Nạn nhân vụ đôi vợ chồng sắp cưới đuối nước tử vong ở biển Cửa Lò: Hiền lành, luôn giúp đỡ người khác
Được biết, anh S. và chị T. đến Cửa Lò để chụp ảnh cưới cho khách, kết hợp tổ chức sinh nhật cho người thân.
5 Quan niệm sai lầm về việc uống sữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Sữa là một chất bổ sung canxi, nhưng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn nếu bạn uống đúng cách.
5 Vật dụng nhà bếp là ổ vi khuẩn bạn nên vứt ngay để bảo vệ sức khỏe
Chúng ta mỗi ngày đều chuẩn bị ba bữa ăn trong bếp, nên nếu bếp không sạch sẽ hoặc có những vật dụng không nên để, thì rất dễ sinh vi khuẩn, đầu độc cả gia đình.