
Gần đây khi dọn dẹp nhà bếp, tôi phát hiện ra rất nhiều vật dụng trong bếp nên được thay thế. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ những vật dụng trong bếp cần phải bỏ đi. Nếu vẫn giữ lại, rất có thể sẽ gây hại đến sức khỏe của chính bạn và người thân.
Nếu trong bếp nhà bạn còn những thứ này, tốt nhất nên bỏ ngay đi.
1. Gia vị hết hạn
Khi nấu ăn hàng ngày, chúng ta thường dùng rất nhiều loại gia vị. Tuy nhiên, nhiều người không chú ý đến hạn sử dụng của chúng, có khi đã hết hạn mà vẫn tiếp tục dùng.
Dùng gia vị hết hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là dầu hào, loại gia vị được nhiều gia đình sử dụng để xào nấu, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thì rất dễ bị mốc, sinh vi khuẩn.

Dầu hào đựng trong chai thường khó nhận biết bằng mắt thường nếu đã bị mốc, nên nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng.
Dầu hào bị mốc chứa độc tố aflatoxin , chất này rất có hại cho sức khỏe con người. Nhẹ thì gây tiêu chảy, nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây ra những bệnh nghiêm trọng.
Vì vậy, mọi người nhất định nên kiểm tra định kỳ các loại gia vị trong nhà. Nếu đã hết hạn, hãy vứt đi ngay, đừng tiếp tục sử dụng.
2. Thớt, đũa và đồ dùng bằng gỗ bị mốc
Ngày nay, nhiều gia đình rất thích sử dụng đồ dùng nhà bếp bằng gỗ như thớt, đũa, muỗng gỗ... Đúng là đồ gỗ mang lại cảm giác sang trọng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn.
Sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với nước, các vật dụng bằng gỗ rất dễ bị mốc và sinh vi khuẩn. Dùng những dụng cụ bị mốc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Hãy thường xuyên kiểm tra các vật dụng trong bếp, nếu thấy có dấu hiệu mốc thì nhất định phải thay mới, không nên tiếp tục sử dụng vì hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Dụng cụ ăn uống không an toàn
Các loại chén, đĩa, bát mà chúng ta sử dụng hàng ngày phải đảm bảo được làm từ vật liệu an toàn cho thực phẩm. Nếu chất liệu không đảm bảo, sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ như các dụng cụ bằng thép không gỉ (inox) hay gốm sứ nhìn thì có vẻ an toàn, nhưng nếu không đúng loại tiêu chuẩn thực phẩm thì cũng rất nguy hiểm.
Inox không đạt tiêu chuẩn thực phẩm thường có hàm lượng kim loại nặng vượt mức , sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng sự phát triển cơ thể. Đối với đồ gốm sứ , tốt nhất nên chọn loại có hoa văn dưới men . Nếu chọn loại có hoa văn trên men thì khi gặp nhiệt độ cao, dễ sinh ra chất độc hại. Những chất độc này có thể ngấm vào thức ăn, gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, hãy kiểm tra các loại bát đũa trong nhà. Nếu không an toàn thì nên dứt khoát vứt bỏ, đừng tiếc.
4. Khăn lau bếp bẩn
Khi vệ sinh bếp, chúng ta thường dùng khăn lau. Nhưng sau một thời gian sử dụng, khăn lau rất dễ bị mốc, ố vàng, tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn.
Nhiều gia đình không thay khăn lau thường xuyên, mà tiếp tục sử dụng. Thực tế, một chiếc khăn đã sử dụng hơn một tháng có thể chứa tới hàng chục triệu vi khuẩn .

Dùng những chiếc khăn bẩn như vậy để lau dọn sẽ khiến vi khuẩn lây lan khắp nơi trong bếp, cực kỳ không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, để giữ gìn vệ sinh và sức khỏe của cả nhà, hãy thường xuyên thay khăn lau , miếng rửa bát , búi sắt chà xoong ... Tốt nhất là nên thay mới khoảng 1 tháng một lần , như vậy mới sạch sẽ, tránh được vi khuẩn.
5. Nồi chảo bị tróc lớp chống dính
Khi nấu ăn, chúng ta dùng đủ loại nồi, chảo, kể cả nồi cơm điện. Tuy nhiên, nếu lớp chống dính bên trong bị tróc ra hoặc có vết trầy xước, thì nên ngừng sử dụng ngay. Lớp phủ trên bề mặt nồi chảo khi bị bong tróc có thể giải phóng kim loại nặng . Những kim loại này rất hại cho sức khỏe , thậm chí có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng.

Vì thế, hãy kiểm tra các loại nồi, chảo trong nhà. Nếu có dấu hiệu trầy xước hay bong lớp phủ, tuyệt đối không nên dùng tiếp .
Nguồn và ảnh: QQ
Bài cùng chuyên mục
Sau 3 tháng dán lại nhãn lọ gia vị, mẹ tôi cắt giảm 30% chi phí bếp núc mà bữa cơm vẫn đủ món ngon
Nhiều người nghĩ chi tiêu bếp núc không đáng bao nhiêu, nhưng thực tế, mỗi tháng vẫn "bốc hơi" vài trăm nghìn vì mua thừa gia vị, không dùng hết, hết hạn. Mẹ tôi thì ngược lại – chỉ bằng hành động nhỏ: dán lại nhãn từng lọ gia vị và kiểm kê định kỳ, bà đã giảm gần 30% chi phí bếp trong 3 tháng liên tiếp.
Bí quyết chăm sóc da của Kim Tae Hee giúp bạn trẻ hóa làn da ở tuổi 45
Dù đã bước sang tuổi 45 và là mẹ của 2 con, nhưng làn da căng bóng, mịn màng, không tì vết của Kim Tae Hee vẫn luôn khiến người đối diện phải kinh ngạc.
Mẹ bầu không muốn ốm vặt cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ
Mang thai là giai đoạn mà sức khỏe của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chỉ một cơn sốt nhẹ ở mẹ bầu cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Nạn nhân vụ đôi vợ chồng sắp cưới đuối nước tử vong ở biển Cửa Lò: Hiền lành, luôn giúp đỡ người khác
Được biết, anh S. và chị T. đến Cửa Lò để chụp ảnh cưới cho khách, kết hợp tổ chức sinh nhật cho người thân.
5 Quan niệm sai lầm về việc uống sữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Sữa là một chất bổ sung canxi, nhưng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn nếu bạn uống đúng cách.
5 Vật dụng nhà bếp là ổ vi khuẩn bạn nên vứt ngay để bảo vệ sức khỏe
Chúng ta mỗi ngày đều chuẩn bị ba bữa ăn trong bếp, nên nếu bếp không sạch sẽ hoặc có những vật dụng không nên để, thì rất dễ sinh vi khuẩn, đầu độc cả gia đình.