Chuyện đi đẻ như phim hành động của mẹ Gen Z

18/05/2025 08:00 (GMT+7)

Tôi vẫn hay tự nhận mình là người "có tâm hồn thép", xem phim kinh dị không nhắm mắt, đi phỏng vấn không run nhưng tới lúc lên bàn đẻ, tôi mới biết: Chẳng có tâm lý thép nào đủ sức cầm cự trước cơn đau chuyển dạ và mùi thuốc sát trùng.

Chuyện bắt đầu từ tuần thai thứ 38, khi bác sĩ bảo thai nhi nặng khoảng 3,3kg, ngôi đầu thuận, nước ối vừa phải. Mọi thứ nghe có vẻ lý tưởng để sinh thường. Nhưng cuộc đời luôn biết cách "bẻ lái" vào phút chót.

Mở đầu như phim hài, cao trào như hành động

Chuyện đi đẻ cười muốn nội thương của bà mẹ Gen Z: Đẻ mổ như đóng phim hành động, "cãi nhau" với bác sĩ vì đang mổ đòi ngủ mà không ai cho- Ảnh 1.

Tôi vỡ ối lúc 3 giờ sáng. Chồng tôi, một người vốn nổi tiếng điềm đạm lúc đó lại quýnh quáng như con gà mắc tóc. Thay vì gọi taxi hay lái xe, anh gọi… mẹ tôi. Mẹ bắt máy: "Giờ này ai chọc tụi bay vậy?", anh cũng chỉ kịp ú ớ: " Vỡ… vỡ đê mẹ ơi" rồi sau đó là 5 phút chửi yêu rối rít và cuống quýt chuẩn bị đồ.

Tới bệnh viện, tôi mới nhớ ra là chưa đăng ký gói sinh. Trong lúc đau bụng, tôi vừa ký giấy, vừa chọn dịch vụ như chọn món trong thực đơn. Cô y tá hỏi thăm tình hình nhưng tai tôi ù đi, tôi nghiến răng: "Vào trước đi rồi chọn gì cũng được!". C ũng may là chồng tôi đăng kí khoa dịch vụ, mọi thứ đầy đủ hết không phải xách lỉnh kỉnh chứ với bộ "não cá vàng" của chồng tôi thì ngày phải đi lại 20 vòng nhà - viện.

Sau 4 tiếng chờ mở cổ tử cung mà không tiến triển, bác sĩ chỉ vào màn hình siêu âm: "Thai có dấu hiệu suy, phải mổ gấp!". Lúc ấy tôi chẳng sợ dao kéo, chỉ sợ mình không kịp nhìn thấy con.

Khoảnh khắc nghẹt thở và tiếng khóc đầu đời

Mổ đẻ diễn ra trong phòng lạnh đến mức tôi tưởng mình đang quay cảnh Titanic. Gây tê tủy sống không đau như tưởng tượng nhưng cảm giác "bị mổ mà vẫn biết bác sĩ đang làm gì" thì… khó tả vô cùng. Thậm chí tôi còn "cãi nhau" với bác sĩ chỉ vì tôi đòi ngủ mà các bác không cho ngủ.

Khi con trai cất tiếng khóc đầu đời, tôi không khóc, chỉ… cười như trúng số. Thằng bé đỏ hỏn, tóc xoăn tít, mặt nhăn như cụ non nhưng với tôi, nó là bức tranh tuyệt mỹ nhất cuộc đời.

Tôi được khâu lại trong 45 phút, rồi đẩy ra phòng hậu phẫu. Chồng đứng ngoài, mắt đỏ hoe, tay run run cầm một hộp sữa nhỏ xíu. Anh không dám bế con mà chỉ dám… ngửi. "Nó thơm như bánh bao ấy!", tôi vẫn còn nhớ câu nói ngớ ngẩn mà dễ thương đến phát khóc của anh.

Sau sinh, tôi bị tụt huyết áp, đau vết mổ và không đi tiểu được. Nỗi đau lớn hơn là chưa có sữa. Ngày nào tôi cũng ăn cháo móng giò, uống nước lá đinh lăng, thử cả trà lợi sữa. Nhưng thật ra, điều kỳ diệu chỉ đến khi tôi… ngủ đủ và bớt stress.

Sau 5 ngày, tôi được xuất viện. Mỗi bước đi đều đau rát, như thể có ai khâu sai chỉ. Nhưng chỉ cần con oe oe đòi bú là tôi lại có thể bật dậy như lính cứu hỏa nghe còi báo cháy.

Đi đẻ phải thật chill

Chuyện đi đẻ cười muốn nội thương của bà mẹ Gen Z: Đẻ mổ như đóng phim hành động, "cãi nhau" với bác sĩ vì đang mổ đòi ngủ mà không ai cho- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Từ chính trải nghiệm "cười ra nước mắt" này, tôi nhận ra vài điều cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu:

Chuẩn bị trước một gói sinh dịch vụ phù hợp từ tuần 36 , tránh cuống cuồng chọn gói lúc đang đau bụng. Các bệnh viện hiện nay có nhiều gói combo đa dạng: từ bình dân đến cao cấp, có cả dịch vụ "sinh gia đình" cho ai muốn người thân vào cùng.

Hãy mang theo một danh sách ngắn gọn nhưng đầy đủ : giấy tờ, đồ cho mẹ – bé, gối chữ U, băng vệ sinh chuyên dùng sau sinh và đặc biệt là kem bôi giảm đau vết mổ, loại có chiết xuất từ nghệ nano hoặc lô hội, giúp giảm sẹo và ngứa.

Đừng tự áp lực về sữa mẹ. Có những dịch vụ gọi là "bảo mẫu sữa" giúp massage kích sữa tại nhà, cực kỳ hữu ích cho mẹ mới sinh bị căng tức ngực hay tắc tia sữa. Tôi từng gọi một cô bảo mẫu có kinh nghiệm hơn 10 năm, chỉ sau 2 buổi massage, sữa về ào ào như lũ.

Chuyện đi đẻ cười muốn nội thương của bà mẹ Gen Z: Đẻ mổ như đóng phim hành động, "cãi nhau" với bác sĩ vì đang mổ đòi ngủ mà không ai cho- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đầu tư vào chiếc ghế ngồi cho con bú thoải mái. Tôi không ngờ một món nhỏ vậy lại cứu vãn cả cái lưng đau ê ẩm của mình trong suốt tháng đầu tiên.

Làm mẹ là bước vào hành trình chinh phục chặng đường dài không bản đồ. Khi viết lại câu chuyện này, tôi đang vừa gõ laptop vừa canh bé nằm ngủ bên cạnh. Bàn tay nhỏ xíu của con chạm nhẹ vào vai tôi, như một lời nhắc nhở: "Mẹ đã vượt qua rồi, mẹ của con giỏi lắm!".

Làm mẹ không phải là trở nên siêu nhân, mà là học cách chấp nhận sự lộn xộn, vụng về, rồi từng ngày hoàn thiện bản thân cùng con. Nếu ai đó hỏi tôi có dám sinh lần hai không, tôi sẽ cười: "Để hồi phục đã rồi tính. Nhưng chắc là có!" . Vì tôi rút kinh nghiệm từ lần 1 rồi mà. Đời người cùng lắm là vài lần đi đẻ, tội gì không "xõa", mấy khi được nghỉ dưỡng trong viện lúc về còn được "phát búp bê" xinh yêu nặng hơn 3kg này chứ!

Bài cùng chuyên mục