Dù mang danh là thực phẩm "tươi sống" và "tốt cho sức khỏe", rau củ có thể trở thành nguồn nguy cơ tiềm ẩn nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt. Những vụ việc rau củ chứa hóa chất độc hại liên tục bị cơ quan chức năng phát hiện cho thấy tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn diễn ra phổ biến, gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng.

Dù mang danh là thực phẩm "tươi sống" và "tốt cho sức khỏe", rau củ có thể trở thành nguồn nguy cơ tiềm ẩn nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt. Ảnh minh họa
Chỉ tính riêng năm 2022, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã lấy mẫu kiểm nghiệm và phát hiện 14 mẫu rau củ bán tại chợ có chứa hoạt chất cấm sử dụng như permethrine, cypermethrine, imidacloprid, những chất được cảnh báo có thể gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trước đó, tại TP. Vinh (Nghệ An), 5/6 mẫu rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc, gồm cải xanh, hành, tỏi, đã bị phát hiện tồn dư Cypermethrin vượt gấp nhiều lần ngưỡng cho phép. Gần đây nhất, trong đợt kiểm tra bánh mì tại Nha Trang, 11 mẫu rau sống kẹp trong bánh mì bị phát hiện chứa thuốc trừ sâu, khiến người tiêu dùng bàng hoàng khi món ăn quen thuộc hàng ngày cũng bị "nhiễm độc".
Mới đây nhất, 3 tạ rau quả nhiễm hóa chất độc hại bị thu giữ, tiêu hủy ở Sơn La do dương tính cao với các hóa chất độc hại. Kết quả test nhanh cho thấy, 9/21 mẫu rau, củ, quả (bầu, bí, dưa chuột, su su, rau cải dài, chanh, quất, cam, dưa lê, xoài...) dương tính cao với thuốc bảo vệ thực vật (vượt ngưỡng cho phép) và chất bảo quản, chất độc hại cấm sử dụng.

3 tạ rau quả nhiễm hóa chất độc hại bị thu giữ, tiêu hủy ở Sơn La do dương tính cao với các hóa chất độc hại. (Ảnh: CACC)
Tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ thuốc trừ sâu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và các vấn đề khả năng sinh sản. "Clean Fifteen" là thuật ngữ do Nhóm Công tác Môi trường (EWG) đặt ra để xác định trái cây và rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu thấp nhất khi tiêu thụ.
Nhóm Công tác Môi trường (EWG) phân tích hàng nghìn mẫu sản phẩm mỗi năm, thử nghiệm hơn 230 loại thuốc trừ sâu khác nhau trên hơn 46.000 mẫu. Phương pháp nghiêm ngặt của họ đã trở thành một nguồn tài nguyên đáng tin cậy cho người tiêu dùng trong lựa chọn thực phẩm.
15 thực phẩm được đánh giá là có dư lượng hóa chất cũng như thuốc trừ sâu thấp theo danh sách Clean Fifteen năm 2025

1. Bơ
Bơ dẫn đầu Clean Fifteen do vỏ dày, giữ vai trò như một hàng rào tự nhiên chống lại sự hấp thụ thuốc trừ sâu. Người ta tin rằng lớp bảo vệ này giúp hạn chế lượng thuốc trừ sâu đến phần thịt nên quả bơ trở thành một trong những loại trái cây an toàn nhất để tiêu thụ mà không cần chọn loại hữu cơ. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã thực hiện một thử nghiệm trên 360 quả bơ, kết quả cho thấy dưới 1% các trái bơ có thuốc trừ sâu còn sót lại, và trong số những trái này chỉ có duy nhất một loại thuốc trừ sâu được tìm thấy.
2. Dứa
Lớp vỏ dai, gai nhọn của dứa bảo vệ quả khỏi sự xâm nhập đáng kể của thuốc trừ sâu. Cơ chế bảo vệ tự nhiên này đảm bảo rằng bên trong ngọt ngào, ngon ngọt phần lớn không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất bên ngoài.
3. Ngô ngọt
Ngô ngọt thường có dư lượng thuốc trừ sâu tối thiểu, có thể là do lớp vỏ của nó giúp bảo vệ. Điều này làm cho ngô ngọt trở thành một lựa chọn tương đối an toàn cho những người tiêu dùng muốn giảm lượng thuốc trừ sâu.
4. Hành tây
Hành tây đã liên tục cho thấy mức dư lượng thuốc trừ sâu thấp trong thử nghiệm qua các năm. Các hợp chất tự nhiên của chúng có thể ngăn chặn sâu bệnh, giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong quá trình trồng trọt.
5. Đu đủ
Giống như các loại trái cây khác có lớp phủ bảo vệ, đu đủ có vỏ dày giúp giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu ở phần ăn được. Hơn nữa, một số giống được biến đổi gen để chống lại sâu bệnh, làm giảm thêm sự cần thiết của thuốc trừ sâu.
6. Đậu ngọt
Đậu ngọt, đặc biệt là khi đông lạnh, cho thấy có mức thuốc trừ sâu thấp. Quá trình đông lạnh có thể đóng một vai trò trong việc bảo tồn độ tinh khiết của chúng, cùng với khả năng chống lại sâu bệnh tự nhiên.
7. Măng tây
Măng tây lọt vào danh sách do mô hình tăng trưởng theo mùa và các hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc trồng trọt của nó, có thể ít phụ thuộc vào thuốc trừ sâu.
8. Dưa mật (dưa gang)
Vỏ dày của dưa mật bảo vệ trái cây bên trong khỏi dư lượng thuốc trừ sâu. Vị trí thấp hơn của chúng trong danh sách cho thấy dư lượng cao hơn một chút so với những loại rau củ ở trên, nhưng vẫn ít hơn đáng kể so với nhiều loại trái cây và rau quả khác.

9. Kiwi
Vỏ ngoài có lông của kiwi chính là một hàng rào chống lại thuốc trừ sâu. Ngoài ra, kiwi thường ít bị ảnh hưởng bởi các loài gây hại có nguy cơ cao nên người ta cũng ít phải sử dụng thuốc trừ sâu cho loại quả này.
10. Bắp cải
Các lớp dày đặc của bắp cải có thể hạn chế sự xâm nhập của thuốc trừ sâu. Ngoài ra, nó ít bị sâu bệnh xâm nhập nghiêm trọng nên tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu cũng thấp hơn.
11. Nấm
Điều kiện phát triển độc đáo của nấm, cộng với việc thường xuyên được kiểm soát và không cần nhiều đất, dễ dàng phát triển tự nhiên mà người ta ít phải sử dụng hóa chất hơn.
12. Dưa vàng
Trong một thử nghiệm trên 372 quả dưa vàng, có hơn 60% không phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu. Do dưa vàng thường có vỏ khá dày đã tạo thành lớp màng bảo vệ giúp chống lại các loại thuốc trừ sâu.
13. Xoài
Lớp vỏ dày của xoài giúp giữ cho bên trong quả tương đối an toàn, không có thuốc trừ sâu. Chúng cũng ít bị sâu bệnh tấn công nên có thể làm giảm sự cần thiết của việc sử dụng thuốc trừ sâu.
14. Khoai lang
Khoai lang có vỏ và thịt dày, có thể giúp giảm sự hấp thụ thuốc trừ sâu.
15. Dưa hấu
Vỏ dưa hấu dày đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ chống lại thuốc trừ sâu, đảm bảo phần bên trong luôn sạch hơn.
Thực trạng các loại rau củ quả chứa hóa chất đặt người tiêu dùng vào thế bị động, khó kiểm soát chất lượng thực phẩm mình sử dụng.
Để giảm thiểu rủi ro, người dân cần chú ý một số biện pháp phòng ngừa:
- Ưu tiên chọn thực phẩm có chứng nhận, hữu cơ hoặc truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
- Ngâm rửa kỹ rau củ bằng nước muối loãng hoặc nước có pha giấm, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Hạn chế dùng rau ăn sống nếu không rõ nguồn gốc, nên luộc, hấp để giảm dư lượng hóa chất.
- Đa dạng nguồn cung cấp, không phụ thuộc vào một loại rau hay một nơi mua nhất định.
Bài cùng chuyên mục
Bắt giữ thêm 3 đối tượng trong chuyên án ma túy khiến thiếu tá Nguyễn Đăng Khải hy sinh
Công an tỉnh Quảng Ninh bắt thêm 3 đối tượng, thu giữ thêm 13 bánh heroin trong chuyên án ma tuý khiến thiếu tá Nguyễn Đăng Khải hy sinh.
Căn hộ 80m² của gia đình trẻ ở Hà Nội: Nơi từng góc nhỏ được thiết kế để bình yên hiện diện
Tọa lạc trong khu đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội), căn hộ của anh Nguyễn Việt Anh mang triết lý thiết kế hiện đại vừa đủ để kiến tạo một không gian sống bình yên và đậm dấu ấn cá nhân cho gia đình.
Nấu riêng từng món con chỉ phá không ăn, nữ điều dưỡng thử "mix" hết mọi thứ và kết quả ngoài dự đoán
Lại có thêm một menu cho các mẹ tham khảo!
Chỉ một miếng khăn giấy – rau củ trong tủ lạnh vẫn “sống khỏe” cả tuần, không úa, không hỏng!
Bí quyết giữ rau tươi cả tuần: Chỉ cần thêm một vật tưởng như ai cũng có!
Danh sách 13 loại mỹ phẩm trong đường dây làm giả vừa bị triệt phá, ai đã mua sử dụng cần ngừng ngay!
Hàng loạt sản phẩm trị mụn, khử mùi giả các nhãn hiệu được quảng cáo rầm rộ trên Shopee, TikTok, khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang: Liệu mình đã mua và sử dụng những sản phẩm nguy hiểm này?
Rau củ an toàn cho sức khỏe: 15 Lọai ít tồn dư thuốc trừ sâu nhất
Thực trạng các loại rau củ quá chứa hóa chất đặt người tiêu dùng vào thế bị động, khó kiểm soát chất lượng thực phẩm mình sử dụng.